Hội LHPN Hà Nội:

Hướng dẫn triển khai mô hình điểm “Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026”; Kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội về tổ chức thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026”năm 2023, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã xây dựng Hướng dẫn triển khai mô hình điểm “Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em” năm 2023.

Mô hình "Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em" phải phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội và vận động sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và cộng đồng vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ, trẻ em tại khu vực thành thị nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Đồng thời Mô hình cần tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Việc triển khai mô hình cần được thực hiện dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; huy động được sự tham gia tích cực của cán bộ, hội viên, phụ nữ và các thành viên trong gia đình tại địa bàn thực hiện mô hình.

Mô hình "Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em" hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Việc xây dựng các hoạt động triển khai mô hình “Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em” cần có sự tham gia chủ động của phụ nữ, trẻ em và tiếng nói của họ cần được ghi nhận trong quá trình ra quyết định; Phụ nữ và trẻ em có thể tiếp cận tới các không gian, địa điểm an toàn, không có bạo lực, xâm hại, tăng cường sự tự tin trong quá trình tham gia hoạt động tại địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển cộng đồng, xã hội; Cân nhắc yếu tố phù hợp về văn hóa, độ tuổi, hoàn cảnh, kinh nghiệm sống,… trong quá trình can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em; Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, lựa chọn hình thức, biện pháp triển khai phù hợp; có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương; Huy động sự tham gia chủ động và có ý nghĩa của nam giới vào quá trình triển khai hoạt động mô hình nhằm đảm bảo tính bền vững, thành công của mô hình.

Hướng dẫn triển khai mô hình điểm “Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023  - ảnh 1
Ảnh minh họa

Các yếu tố cần có ở mô hình như cơ sở hạ tầng, hệ thống chiếu sáng, không gian công cộng, cơ sở vật chất (sân chơi, nhà văn hóa,…) phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em; Về hệ thống an ninh, phòng cháy chữa cháy cơ động đảm bảo an toàn, xử lý kịp thời khi có tình huống phát sinh, phù hợp với đặc thù của Tổ dân phố; Về văn hóa, giáo dục, y tế: cần thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cấp nước,…; người dân có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau; xây dựng cảnh quan, môi trường xung quanh xanh - sạch - đẹp; xây dựng quy ước của khu dân cư; thu hút phụ nữ, trẻ em tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em,…

Ngoài ra yếu tố không thể thiếu tại Mô hình đó là cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em: Cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sát sao và các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai tích cực hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em; Phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình: Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, CLB Phụ nữ và pháp luật (nếu có),… Đồng thời đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong việc đóng góp, lên tiếng vào quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; có sự tham gia của đại diện các hộ gia đình, nam giới tham gia hoạt động phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Thời gian, phạm vi, địa bàn triển khai mô hình: Từ tháng 8/2023 triển khai thí điểm tại 2 phường thuộc 2 quận Tây Hồ, Nam Từ Liêm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.