Huyện Thanh Trì:

Huyện Thanh Trì: Khẩn trương ổn định đời sống người dân sau bão số 3

PHẠM CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với sự vào cuộc củacả hệ thống chính trị, đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão tại huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cơn bão số 3 đã khiến 90 cây xanh tại Thị trấn Văn Điển bị bật gốc, gãy đổ ngổn ngang tại các tổ dân phố, tập trung nhiều trên tuyến đường Ngọc Hồi, đường Tứ Hiệp, đường Nguyễn Bồ, đường Phan Trọng Tuệ. Nhiều cây to bật gốc, đổ ngang đường, đè lên đường dây điện gây nguy hiểm và ảnh hưởng giao thông.

 
Huyện Thanh Trì: Khẩn trương ổn định đời sống người dân sau bão số 3  - ảnh 1
Cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão.

Ngay từ sau khi cơn bão đi qua, lực lượng chức năng của Thị trấn đã phối hợp với lực lượng của huyện tích cực xử lý những phát sinh.

Theo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thị trấn Văn Điển Nguyễn Thị Hương, đến thời điểm 18h chiều ngày 8/9 đã xử lý, giải tỏa được 32 cây bật gốc, gãy đổ trên trục đường chính để đảm bảo giao thông. Ngoài các lực lượng chức năng chung tay vào cuộc còn có bà con nhân dân Thị trấn, Hội phụ nữ cùng các lực lượng đoàn thể chung sức đồng lòng khắc phục sự cố.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Hiệp Đỗ Văn Ấu, trên địa bàn xã Tam Hiệp có 183 cây gãy đổ, chủ yếu khu vực vui chơi cộng đồng thôn Huỳnh Cung, trong khuôn viên các nhà trường, trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Một số khu vực trên địa bàn xã mất điện và ngập úng. Tại thôn Tựu Liệt bị tràn bờ khoảng 5ha ao thả cá. Lúa, rau màu bị ngập nước trong đó có 30,2ha lúa; 3ha hoa; 52ha rau màu.

Huyện Thanh Trì: Khẩn trương ổn định đời sống người dân sau bão số 3  - ảnh 2
Lực lượng chức năng, toàn thể Nhân dân xã thu dọn 80/183 cây bị gãy, đổ đảm bảo giao thông đi lại

 Sáng nay, cùng với lực lượng chức năng, toàn thể nhân dân xã đã thu dọn 80/183 cây bị gãy, đổ đảm bảo giao thông đi lại, những cây còn lại đang tiếp tục huy động lực lượng xử lý, thu dọn. Một số khu vực trên địa bàn xã mất điện và ngập úng đã nhanh chóng được khắc phục và xử lý. Đối với các thôn thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản, rau màu ngập nước đã được tiêu thoát nước.

Còn trên địa bàn xã Đông Mỹ, hệ thống kênh mương hiện đã được khơi thông và thông suốt, xã chủ động đưa 8 người dân đi sơ tán do nhà ở xuống cấp nghiêm trọng; thu dọn 755 cây bị gãy, đổ.

Đối với xã Liên Ninh, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các thôn, tổ dân phố huy động lực lượng tại chỗ để tập trung khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, tích cực hỗ trợ vệ sinh môi trường, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, giúp các hộ gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống sau bão.

Ghi nhận tại xã Đại Áng, sau bão, đoạn đường liên xã Vĩnh Quỳnh - Đại Áng, đặc biệt đoạn từ Ủy ban nhân dân xã đến cổng làng Vĩnh Trung đổ, gãy hơn 10 cột điện và trên 50 cây xanh tại các nhà văn hóa, các trục tuyến đường liên xã, liên thôn bị đổ và bật gốc, gẫy cành. Xã đã huy động nhiều phương tiện máy xúc, máy ủi, cưa tay, cưa máy, dao, cuốc, xẻng và nhân lực để thu dọn cây bị gẫy đổ; phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Trì xử lý các cột điện bị gẫy, đổ.

Tại xã Ngọc Hồi, mưa to, gió giật mạnh khiến 62 cây xanh, 1 cột điện bị gãy đổ; 6 hộ gia đình bị đổ cổng và tường rào; 5 hộ bị tốc mái tôn; 32 hộ bị ngập úng. Ngay sau khi bão tan, công tác khắc phục đã được triển khai, bảo đảm an toàn, sinh hoạt cho người dân. Hiện tại, xã tiếp tục tổ chức tổng vệ sinh môi trường, dọn dẹp cây xanh gãy đổ, công trình hư hại, hỗ trợ người dân. Uỷ ban nhân dân xã cũng chủ động phối hợp với xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì tích cực bơm tiêu úng đối với 25 ha lúa và 5 ha hoa màu bị ngập.

Các xã Vĩnh Quỳnh, Tân Triều, Tứ Hiệp, Thanh Liệt,… cũng ra quân khắc phục bão số 3 hiệu quả. Tính đến 18h ngày 8/9, các xã đã huy động tối đa lực lượng dân quân tổ chức cắt tỉa, thu dọn cây đảm bảo giao thông đi lại cho nhân dân, xử lý các điểm úng ngập, đồng thời hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đồng lòng tham gia ứng phó với Cơn bão

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Trì, tính đến 18h ngày 8/9, toàn huyện có 4.554 cây gãy đổ, đã khắc phục được 3.241 cây, đạt tỷ lệ 71,2%, đang tiếp tục huy động lực lượng để xử lý đảm bảo giao thông cho nhân dân.

Gió bão đã gây tốc mái 160 mái tôn, nhà tạm, chuồng trại chăn nuôi tại khu sản xuất; 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái; 74/74 trường học các cấp trên địa bàn huyện đang tích cực dọn dẹp, khắc phục hậu quả (tốc mái, cây đổ…) do bão số 3 gây ra, đủ điều kiện đón học sinh đến lớp. Thiệt hại sản xuất nông nghiệp: theo thống kê sơ bộ của các xã, toàn huyện có 597 ha lúa, rau màu, cây ăn quả bị đổ, ngập.

Đối với các điểm úng ngập khu dân cơ bản đã được khắc phục xong đảm bảo việc đi lại của người dân.

Đối với sự cố về điện, trên địa bàn huyện có 19 lộ, nhánh đường dây trung thế bị mất điện; gãy đổ 51 cột điện. Hiện, công ty điện lực đã khắc phục hoàn toàn được 19 lộ đường dây và nhánh, cơ bản khắc phục xong các sự cố về điện,cung cấp điện cho toàn địa bàn huyện.

Chung tay cùng khắc phục hậu quả cơn bão số 3, ngay từ sáng 8/9, hơn 400 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã tham gia vệ sinh môi trường, phối hợp hỗ trợ công tác cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ tại các tuyến đường, ngõ, trường học, nhà văn hóa, khu đi tích, sân chơi trên địa bàn, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn khắc phục ảnh hưởng sau bão.

Đồng chí Phạm Văn Ngát - Huyện uỷ viên - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì cho biết: Sau khi bão tan, mặc dù có mưa nhỏ, nhưng các trường đã huy động lực lượng gồm Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên, cùng sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, đoàn viên thanh niên tới trường để dọn dẹp khuôn viên, vườn trường, cắt tỉa, thu gom các cành cây gãy đổ, tổng vệ sinh các lớp học, sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Với tinh thần đoàn kết, làm việc khẩn trương nên công việc đã hoàn thành sớm. Lớp học được lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, về cơ bản, các cây gãy đổ đã được dọn dẹp. Những phần công trình bị hư hỏng đã được tháo dỡ để đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trở lại.

Trong thời gian tới, huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục duy trì tổ chức ứng trực nghiêm túc, kịp thời thông tin, chỉ đạo xử lý khắc phục các sự cố, hậu quả sau cơn bão; bố trí lực lượng thu dọn cây đổ, gãy; triển khai khẩn trương tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, ổn định đời sống người dân.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nhờ đổi mới, sáng tạo

Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nhờ đổi mới, sáng tạo

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội đổi mới sáng tạo Techfest Cao Bằng 2024, vừa qua Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Cao Bằng và Làng Design Thinking – Techfest Việt Nam đã tổ chức hội thảo Farmer Resilience – Xây dựng năng lực phục hồi của nông dân: Ứng phó, thích nghi, sáng tạo và tận dụng các cơ hội mới.
Agribank đồng hành phát triển kinh tế - xã hội địa bàn Thủ đô

Agribank đồng hành phát triển kinh tế - xã hội địa bàn Thủ đô

(PNTĐ) - Tròn 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng, xứng đáng là trái tim của cả nước. Agribank cùng ngành Ngân hàng vinh dự được đóng góp, đồng hành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa bàn Thủ đô.
 “Bóng hồng” Thủ đô góp phần xây dựng Thành phố xanh sạch đẹp

“Bóng hồng” Thủ đô góp phần xây dựng Thành phố xanh sạch đẹp

(PNTĐ) - Bảo vệ môi trường đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Vì thế, phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác này, các cấp hội phụ nữ Thủ đô đã tích cực tham gia nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa. Với nhiều mô hình mang lại tính khả thi, hiệu quả thiết thực, những “bóng hồng” của Thủ đô đã và đang góp sức xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp.