Khắc ghi lời Bác Hồ, 70 năm giữ nguồn sáng Thủ đô

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hai tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô, ngày 21/12/1954, Bác Hồ đến thăm Nhà máy Đèn Bờ Hồ (tiền thân của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội - EVN Hà Nội) và căn dặn: “Cán bộ, công nhân viên Nhà máy Điện phải đoàn kết, thi đua, tiết kiệm. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải đoàn kết, thi đua nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu”. Ghi sâu lời dạy của Bác, 70 năm qua, ngành Điện lực Thủ đô đã đoàn kết, sáng tạo, xây dựng và phát triển lớn mạnh.

Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy Đèn Bờ Hồ đã trở thành một mốc son lịch sử của ngành điện lực Thủ đô. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/12 hằng năm là Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

Khắc ghi lời Bác Hồ, 70 năm giữ nguồn sáng Thủ đô - ảnh 1
Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ công nhân viên Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Ảnh tư liệu

Chuyển đổi số phục vụ nhân dân
Làm theo lời dạy của Bác, trải qua nhiều thế hệ, trong quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), tinh thần đoàn kết đã được giữ gìn, phát huy, trở thành nét đẹp văn hoá đặc trưng cho đến ngày nay ở 30 công ty điện lực và 8 đơn vị phụ trợ làm nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn Thủ đô.

Từ đó, giúp EVNHANOI tạo dựng một tập thể vững mạnh, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 

Ở EVNHANOI, từng cán bộ công nhân viên, người lao động đã phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, sự khắc nghiệt của thời tiết đảm bảo cung cấp điện cho hơn 2,8 triệu khách hàng trên địa bàn Thủ đô. EVNHANOI đang đảm nhận cung ứng điện cho Thủ đô - trung tâm chính trị - xã hội, kinh tế - văn hoá của cả nước, đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng là đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định với chất lượng cao phục vụ các hoạt động chính trị, an ninh, văn hoá, ngoại giao… góp phần quảng bá cho hình ảnh Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam ra thế giới.

Hiện nay, tỷ lệ dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4 được cung cấp tới khách hàng đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ công việc trong lĩnh vực Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng được xử lý trên môi trường mạng theo phương thức điện tử đạt 100%; số hóa hồ sơ, hợp đồng mua bán điện sinh hoạt với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử đạt 100%, khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 100%.

Những năm qua, Tổng Công ty đã luôn chú trọng đầu tư cải tạo và nâng cấp lưới điện Hà Nội, nhằm đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu và tăng cường độ tin cậy cho việc cung ứng điện. EVNHANOI đã thay đổi cả về lượng lẫn về chất, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, qua đó từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện.

Năm 2012, EVNHANOI cung cấp nền tảng số đầu tiên trong dịch vụ khách hàng là website Chăm sóc khách hàng cskh.evnhanoi.com.vn. Đến nay, khách hàng đã có thể sử dụng các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24h qua các kênh giao dịch trực tuyến như: App EVNHANOI, website evnhanoi.vn, trang EVNHANOI trên ứng dụng zalo, chatbot trả lời tự động tích hợp trên nền tảng Facebook messenger, dịch vụ nhắn tin truy vấn các thông tin về điện qua đầu số 8088, Cổng dịch vụ công Quốc gia (http://dichvucong.gov.vn)...

Khắc ghi lời Bác Hồ, 70 năm giữ nguồn sáng Thủ đô - ảnh 2
Thợ điện EVNHANOI nỗ lực mang nguồn điện ổn định đến người dân. Ảnh: EVNHANOI

Giờ đây, chỉ cần “1 chạm” ngay trên thiết bị di động thông minh, khách hàng có thể tra cứu, quản lý mọi thông tin về điện, từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện, đến việc có thể gửi các yêu cầu và theo dõi tiến độ thực hiện các dịch vụ điện ngay trên ứng dụng như dịch vụ cấp điện mới, dịch vụ hợp đồng mua bán điện (ký kết, thay đổi, bổ sung thông tin...); dịch vụ về thiết bị đo đếm (kiểm tra, kiểm định)…

EVNHANOI đã triển khai lắp đặt 100% hệ thống công tơ điện tử đo xa cho khách hàng là bước chuyển mình nhanh chóng trong cách tiếp cận công tác quản lý, vận hành hệ thống điện, từ việc chuyển đổi mô hình thủ công sang bán tự động và tự động trong công tác thu thập số liệu đến việc xử lý, phân tích các dữ liệu có được. Nhờ khai thác thành công dữ liệu từ công tơ đo xa cùng với việc phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động như App EVNHANOI đã thực sự tạo nên một bước đột phá lớn của ngành điện Thủ đô. 

Đến nay, EVNHANOI đã xóa bỏ việc thu tiền điện tại nhà, đổi mới phương thức thanh toán giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Để mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất trong việc thanh toán hóa đơn điện mọi lúc, mọi nơi, ngoài việc hợp tác với các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán, giúp khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tiền điện với đa dạng các hình thức như: Mobile/SMS banking, Internet banking; thanh toán trích nợ tự động tài khoản, sử dụng mã QR, ví điện tử...

Hệ sinh thái của EVNHANOI giúp khách hàng có thể đăng ký và theo dõi tiến độ thực hiện các dịch vụ điện mà không phải đến trụ sở các Công ty Điện lực. Sau khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, EVNHANOI sẽ cử cán bộ xuống khảo sát và tiến hành cung cấp dịch vụ theo đúng yêu cầu.

Những “chiến sĩ áo cam” giữ nguồn điện ổn định
Là người gắn bó nhiều năm trong ngành điện, anh Phạm Minh Đức, công nhân Công ty Điện lực Cầu Giấy chia sẻ: “Ngành điện có đặc thù công việc vất vả, khó khăn thường làm việc trong các điều kiện thời tiết mưa giông, nắng nóng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc, phục vụ tốt nhất cho người dân, khách hàng sử dụng điện”.

Khắc ghi lời Bác Hồ, 70 năm giữ nguồn sáng Thủ đô - ảnh 3
Thợ điện Thủ đô khi màn đêm xuống. Ảnh: EVNHANOI

Bắt đầu một ngày làm việc của “người lính áo vàng” - thợ điện luôn từ rất sớm, không quản ngại mưa nắng, họ vẫn túc trực cho đường dây, trạm biến áp… được đảm bảo điện thông suốt, ổn định. Anh Nguyễn Duy Khánh, Đội phó Quản lý khu vực, Công ty Điện lực Long Biên chia sẻ: “Chúng tôi phải luôn chuẩn bị kỹ lưỡng từ thiết bị chuyên dụng đến dụng cụ bảo hộ, luôn trong tinh thần sẵn sàng lên đường ngay lập tức”.

Trong những ngày hè nóng nực của Thủ đô, những người thợ điện phải làm việc, treo mình trên các đường dây trong môi trường điều kiện khắc nghiệt, có những nơi lên đến 500C. Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, bởi một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những chiếc áo vàng thấm đẫm mồ hôi, họ vẫn kiên trì với từng trạm biến áp, từng tủ điện, cột điện để đảm bảo hệ thống điện luôn trong tình trạng ổn định nhất.

Mỗi khi mây đen báo hiệu một cơn giông lớn đang ập đến, người thợ điện lại sẵn sàng nhanh chóng xử lý các tình huống sự cố, có những lúc phải đưa ra quyết định cắt điện ở khu vực ngập nước để đảm bảo an toàn dù sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều hộ gia đình.

Mùa mưa bão là thời gian vất vả hơn cả đối với người thợ điện, họ luôn phải túc trực để canh, có mặt ở các điểm gặp sự cố để khôi phục nguồn điện cho người dân, không quản thời gian. Chỉ khi những con phố đã chìm vào giấc ngủ, nguồn điện đảm bảo, họ mới trở về nhà vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Công việc của họ không chỉ là mưu sinh mà còn là để đảm bảo sự ổn định, an toàn lưới điện của Thành phố.

Anh Tô Minh Cường, công nhân quản lý vận hành lưới điện trung hạ áp Công ty Điện lực Ba Đình chia sẻ: “Dù mệt mỏi sau một ngày dài làm việc dưới nắng mưa, chúng tôi vẫn cảm thấy nhẹ nhõm vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi ngày trôi qua là một thử thách mới, nhưng cũng là niềm tự hào khi đã đóng góp một phần nhỏ bé để giữ cho Thủ đô luôn sáng, cho cuộc sống của người dân bình yên”.

Một ngày mới lại bắt đầu, những tia nắng đầu tiên chiếu xuống Hà Nội cũng là lúc, những “chiến sĩ áo cam” lại tiếp tục sứ mệnh của mình, thầm lặng, giữ cho Thủ đô luôn tỏa sáng, góp phần mang đến cuộc sống bình yên của hàng triệu người dân Thủ đô.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 phóng viên, biên tập viên tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hơn 300 phóng viên, biên tập viên tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về công tác tuyên truyền về Luật Thủ đô cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, ngày 25/10, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024.
Thêm một mái ấm tình thương của Báo Hội tới hội viên phụ nữ khó khăn

Thêm một mái ấm tình thương của Báo Hội tới hội viên phụ nữ khó khăn

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình an sinh xã hội phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ngày 25/10, Báo Phụ nữ Thủ đô và Hội LHPN huyện Thạch Thất tổ chức khánh thành và bàn giao nhà mái ấm tình thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Viện, hội viên phụ nữ thôn Đoàn Kết, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội).
 Chung tay xây dựng đoạn đường/tuyến phố nở hoa, làm đẹp cảnh quan môi trường

Chung tay xây dựng đoạn đường/tuyến phố nở hoa, làm đẹp cảnh quan môi trường

(PNTĐ) - “Đoạn đường nở hoa” ở khu tập thể A13 Học viện cảnh sát nhân dân (thuộc Tổ dân phố số 2, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dài 400m, trồng 350 gốc cây che bóng mát và các loại hoa gồm: hoa chiều tím, ngũ sắc, hoa ban, dừa cạn, mười giờ, hoa sử quân tử, mào gà… Đây là đoạn đường được Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm trao giải Đặc biệt trong cuộc thi Đoạn đường/tuyến phố nở hoa, bích họa” năm 2024.
Ngàn năm vang tiếng nghề gốm sứ Bát Tràng

Ngàn năm vang tiếng nghề gốm sứ Bát Tràng

(PNTĐ) - Cùng với lịch sử Thăng Long - Hà Nội hơn nghìn năm tuổi, làng nghề gốm Bát Tràng bên sông Hồng đã bền bỉ duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống, làm ra các dòng sản phẩm mỹ nghệ từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nền tảng văn hoá “đất trăm nghề” được các thế hệ nghệ nhân sáng tạo, lan tỏa, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Thủ đô Hà Nội hào hoa, văn hiến.
Những cây cầu “chắp cánh” cho Thủ đô hội nhập phát triển

Những cây cầu “chắp cánh” cho Thủ đô hội nhập phát triển

(PNTĐ) - Với định hướng phát triển thành đô thị hiện đại trục không gian trung tâm chạy dọc sông Hồng, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực ven đô và nội thị.