Khắc phục hậu quả bom mìn, nâng cao sinh kế cho nạn nhân

Chia sẻ

Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bom mìn.

Khoảng 800 nghìn tấn bom mìn còn sót lại

Ước tính đến nay, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,82% tổng diện tích của cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Bom mìn để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Hiện cả nước có trên 7 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng triệu người là nạn nhân bom mìn và bị phơi nhiễm chất độc hoá học da cam/dioxine. Tại một số tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi có trên 22.800 người là nạn nhân do vướng bom mìn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, trong đó có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.

Giai đoạn 2010-2020, toàn quốc đã triển khai khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ được 485.000ha (tăng 35% so với giai đoạn trước). Tính đến nay, diện tích ô nhiễm bom mìn đã giảm xuống còn 5,6 triệu ha đất đai. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ Quốc phòng - Cơ quan thường trực đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.

Việt Nam công bố bản đồ ô nhiễm bom mìn toàn quốc; hỗ trợ hơn 5.000 nạn nhân và các đối tượng liên quan; tổ chức giáo dục nguy cơ cho hơn 3 triệu người dân và học sinh. Qua 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn, đã huy động được gần 13.000 tỷ đồng, trong đó huy động từ các tổ chức quốc tế gần 100 triệu USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các tổ chức quốc tế về công tác rà phá bom mìn sau chiến tranh ngày 17/2/2022 	Ảnh: MolisaThủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các tổ chức quốc tế về công tác rà phá bom mìn sau chiến tranh ngày 17/2/2022  Ảnh: Molisa

Nhiều nạn nhân bị bom mìn được hỗ trợ sinh kế

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khắc phục hậu quả bom mìn và trợ giúp người khuyết tật. Nhiều nạn nhân bị bom mìn đã hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật.

Chung tay cùng Đảng, Nhà nước khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, nhiều năm qua, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đã kết hợp với các địa phương tích cực triển khai kịp thời và hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Đến nay, tổng số nạn nhân bom mìn đã được hỗ trợ sinh kế là trên 5.500 người, với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng, trong đó có hơn 300 gia đình nạn nhân được hỗ trợ 1 con bò sinh sản/gia đình (riêng nạn nhân bom mìn tại tỉnh Hà Giang được trao 93 con, Quảng Nam 80 con, hiện nay đàn bò tại các tỉnh đã phát triển thêm hàng chục bò con).

Trên 5.500 nạn nhân bom mìn được hỗ trợ sinh kế với các mức khác nhau (tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể) bằng nhiều hình thức như tặng nhà tình nghĩa trị giá 35 triệu đồng/nhà; hỗ trợ vốn kinh doanh, mua sắm công cụ sản xuất, sửa chữa nhà ở với mức hỗ trợ từ 5-12 triệu đồng/hộ, tặng phương tiện nghe nhìn tivi, radio, hàng trăm chân tay giả, xe lăn và dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho các nạn nhân.

Hội cũng kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ đột xuất tới gia đình nạn nhân bị tai nạn bom mìn đột xuất, bị tử vong, bị thương tích nặng tại các tỉnh Quảng Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Sơn/ Khánh Hoà, Yên Phong/Bắc Ninh… Với số tiền hàng trăm triệu đồng được trao trực tiếp hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn bom mìn đã kịp thời động viên giúp đỡ các nạn nhân và gia đình vượt qua khó khăn.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.