Khi nước rút, người dân cần làm gì ngay?

LINH CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng 12/9, mưa ở nhiều khu vực miền Bắc nước ta đã giảm và sẽ tiếp tục giảm nhanh từ nay đến cuối tuần. Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng đã chững lại và được dự báo sẽ giảm nhanh. Tại một số địa phương, người dân đang dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc để mau chóng ổn định lại cuộc sống sau thiên tai.

Khi nước rút, người dân cần làm gì ngay? - ảnh 1
Nước rút, người dân bắt đầu dọn dẹp đường phố, nhà cửa.

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản của nhân dân sau thiên tai, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên thực hiện các hướng dẫn sau:

1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.

2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.

3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.

4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.

6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.

Sau lũ, người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm... bằng các biện pháp sau:

- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khử trùng nước sử dụng cho uống và sinh hoạt, bảo đảm dùng nước sạch trong ăn uống.

- Làm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút.

- Ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

- Nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác động vật theo hướng dẫn của lực lượng chức năng (có thể dùng vôi bột).

- Phun hóa chất diệt côn trùng, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải đựng nước, hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Chú ý mắc màn khi đi ngủ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt các bệnh truyền nhiễm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một Thế giới đang thay đổi”. Chủ đề của ngày Dân số Thế giới được xác định trong bối cảnh thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số tăng nhanh, gây nguy cơ suy giảm và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.