Kích cầu tiêu dùng từ hội chợ kết nối nông sản vùng miền

Bài và ảnh: VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nhằm thúc đẩy tiêu dùng những tháng cuối năm, thành phố Hà Nội vừa tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ nông sản, trái cây, sản phẩm OCOP, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm; nhằm kích cầu tiêu dùng.

Kích cầu tiêu dùng từ hội chợ kết nối nông sản vùng miền - ảnh 1
Người tiêu dùng hào hứng chọn mua sản phẩm tại hội chợ kích cầu tiêu dùng.

Đến với Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố (diễn ra từ 6-11/10) tại Trục đường Nguyễn Bặc và Khuôn viên Trung tâm Văn hóa- Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì, chị Nguyễn Thanh Hải (ở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) cho biết đã mua sắm được rất nhiều sản phẩm, nhất là đặc sản của các địa phương với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. “Tôi mua bánh đa Hải Phòng, mật ong, hạt tiêu, hành củ, ớt tươi, bắp cải... của các địa phương khu vực miền núi phía Bắc; các sản phẩm đậu đen, đậu xanh, đường thốt nốt ở Quảng Ngãi... Vì đã từng mua nhiều sản phẩm tại hội chợ do sở, ngành tổ chức nên tôi rất yên tâm và hài lòng khi sử dụng sản phẩm” -chị Hải cho hay.

Từ thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, chị Trần Thị Hạ đã mang nhiều mặt hàng là các đặc sản của địa phương để giới thiệu và bán các sản phẩm đậu đen, đậu xanh, quế, mật ong, các loại hương trầm... Chị Hạ cho hay, dù ít khi được trực tiếp mang các sản phẩm đặc sản Quảng Ngãi ra phục vụ người dân Thủ đô song gian hàng của chị đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người tham quan, mua sắm. Chị mong muốn: "Trong 6 ngày diễn ra hội chợ, chúng tôi hy vọng sẽ được nhiều người dân Thủ đô đón nhận và chọn mua sản phẩm đặc sản từ xa xôi mang ra đây".

Mang đến hội chợ các dòng sản phẩm trái cây tươi như chanh leo, dưa, thanh long và các sản phẩm sấy dẻo như xoài, đu đủ, dâu tây…, bà Bùi Phương Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông sản bản địa Nọng Phiêu, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) cho biết: “Chúng tôi muốn giới thiệu tới người dân Thủ đô các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Sơn La. Trên bao bì từng sản phẩm đều ghi rõ thông tin cần liên hệ nên không chỉ bán trực tiếp tại gian hàng này, chúng tôi còn có dịch vụ giao hàng tới tận nơi cho người tiêu dùng Thủ đô khi đặt mua online”.

Hội chợ có quy mô hơn 130 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội cùng 18 tỉnh, thành phố như: Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bình Thuận, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Nam... Các doanh nghiệp, hợp tác xã cho rằng, hội chợ đã tạo cơ hội cho họ quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng và kết nối trực tiếp với kênh phân phối tại thị trường Hà Nội.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua hơn 100 hoạt động giao thương, hội chợ...; hỗ trợ Đoàn công tác các tỉnh: Bắc Kạn, Nghệ An, Kontum, Tây Ninh... khảo sát, làm việc trực tiếp với các kênh phân phối Hà Nội về kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Aeon, Central Group, MM Mega Market; chuỗi Biggreen, Đức Thành...

Các đơn vị Hà Nội đã tư vấn hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói thân thiện... để đưa vào kênh phân phối hiện đại, không những tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội mà còn có nhiều cơ hội được hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Central Group (Thái Lan)... hỗ trợ đưa vào hệ thống phân phối của họ tại nước ngoài.

“Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội. Đồng thời, giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, phát huy tinh thần tự lực, tự cường”- ông Nguyễn Thế Hiệp nhấn mạnh.

Cùng đó, Sở Công Thương cũng hy vọng các doanh nghiệp, hợp tác xã có thêm nhiều khách hàng, đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội, góp phần cân đối cung - cầu hàng hoá, kích cầu người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội dịp cuối năm, Tết Nguyên đán 2024. Theo đó, người tiêu dùng Thủ đô cũng có cơ hội lựa chọn tiêu dùng sản phẩm an toàn, giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

(PNTĐ) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được nhiều phản ánh của các phụ nữ bị một nhóm đối tượng lập trang facebook giả mạo quảng cáo tổ chức các cuộc thi Lễ hội áo dài Xuân Giáp Thìn 2024, Lễ hội áo dài truyền thống Việt Nam chào xuân 2024,… đăng tuyển thí sinh tham gia. Điều đáng nói là các trang fanpage này sử dụng toàn bộ hình ảnh từ các cuộc trình diễn áo dài của Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Hà Nội mà không được sự cho phép, mạo danh các tổ chức có uy tín để dẫn dụ người tham gia.
Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

(PNTĐ) - Theo Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an, một phần nguyên nhân của các vụ cướp ngân hàng ngày càng liều lĩnh, táo tợn thời gian gần đây xuất phát từ mạng xã hội với sự xuất hiện của các nhóm như "vỡ nợ muốn làm liều" thu hút hàng nghìn người tham gia...
Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/11/2023, Toà án Nhân dân huyện Thanh Oai đã mở phiên toà xét xử nhóm thanh niên sử dụng “phóng lợn”, vỏ chai bia ném, đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.