Kon Tum: Xảy ra trận động đất thứ 10 sau Tết

HOÀNG CƯỜNG (SK&ĐS)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Một trận động đất ở Kon Tum lại xảy ra sáng 9/2 tại huyện Kon Plông. Khu vực này liên tiếp có động đất từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay.

Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào hồi 6h10 ngày 9/2, một trận động đất ở Kon Tum có độ lớn 3,3 đã xảy ra tại huyện Kon Plông.

Vị trí xảy ra động đất ở Kon Tum có tọa độ 14,948 độ vĩ bắc, 108,233 độ kinh đông. Độ sâu chấn tiêu khoảng 8km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Kon Tum: Xảy ra trận động đất thứ 10 sau Tết - ảnh 1
Bản đồ tâm chấn động đất ở Kon Tum sáng 9/2. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.

Đáng lưu ý, đây đã là trận động đất thứ 10 xảy ra tại huyện Kon Plông tính từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Gần đây nhất, trong các ngày 5/2 và ngày 7/2, mỗi ngày xảy ra liên tiếp 3 trận động đất tại khu vực này.

Tính từ giữa năm 2021 đến nay, hàng trăm trận động đất đã xảy ra tại huyện Kon Plông và các huyện lân cận của tỉnh Kon Tum, trong đó nhiều trận động đất gây rung chấn diện rộng, lớn nhất là trận động đất xảy ra chiều 23/8/2022 có độ lớn 4,7.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất ở Kon Tum vừa xảy ra sáng 9/2.

Theo https://baomoi.com/xay-ra-tran-dong-dat-thu-10-sau-tet-o-kon-tum/c/44998805.epi

https://baomoi.com/xay-ra-tran-dong-dat-thu-10-sau-tet-o-kon-tum/c/44998805.epi

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.