Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm

HÀ LAN - DOÃN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Đông y, cà cuống có nhiều tác dụng đối với cơ thể, có vị ngọt, tính bình, không độc. Bên cạnh đó, cà cuống còn được biết đến là gia vị cho các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh cuốn, bún chả, bún thang,… Nắm bắt được thực tế này, nhiều mô hình nuôi cà cuống ra đời để nhân giống, cung cấp ra thị trường đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gần đây, cà cuống gần như đã biến mất ngoài tự nhiên do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Đây là loài côn trùng được ghi vào Sách đỏ quốc gia để có biện pháp bảo vệ và gây nuôi phát triển. 

Xuất phát từ đam mê và tuổi thơ gắn bó với đồng ruộng, các loài côn trùng sống ở tự nhiên từ tấm bé, năm 2019 anh Hoàng Anh (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) đã tự tìm hiểu, nhập giống cà cuống ở Campuchia về nuôi. Sau thời gian nuôi thử thành công, nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế tốt từ cà cuống, năm 2020 anh đã thuê đất tại tại Đông Ngàn, Đông Anh, Hà Nội để xây dựng bể nuôi rộng 60 m2.

Hiện nguồn lợi từ việc nuôi cà cuống khá cao, với giá bán lẻ khoảng 50 nghìn đồng/con sống, mỗi năm anh Hoàng Anh bán ra thị trường 20 nghìn con cà cuống,  thu lãi nửa tỷ hàng năm sau khi trừ hết các chi phí.

Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 1
Anh Hoàng Anh tại cơ sở nuôi cà cuống ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 2
Cơ sở nuôi cà cuống của anh Hoàng Anh có 9 bể, trong đó 7 bể nuôi thương phẩm, 2 bể nuôi giống.
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 3

Thức ăn cho loài côn trùng này không quá phức tạp, chỉ cần cá nhỏ, ếch nhái nhỏ thả vào bể để cà cuống tự săn mồi. Lượng thức ăn cần được duy trì ổn định tương đương với số lượng cà cuống trong bể.

Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 4
Mỗi sáng, người nuôi sẽ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cà cuống đồng thời cho chúng ăn, vớt bỏ xác cá chết bởi cà cuống chỉ săn bắt sinh vật sống.
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 5
Xác cá được vớt mỗi ngày
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 6
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 7
Trong mỗi bể được cắm những chiếc cọc gỗ. Đây là nơi để cà cuống đực bám lên rồi tiết ra tinh dầu dụ dỗ cà cuống cái đến giao phối. 
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 8
Cà cuống cái cũng đẻ trứng trên chính chiếc cọc đó. 
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 9
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 10

Trung bình mỗi lần cà cuống sinh sản được hơn 100 trứng, người nuôi sẽ rút những chiếc cọc gỗ mang đi dấp nước 3-4 lần mỗi ngày. Nhờ vào việc hút độ ẩm từ gỗ trứng sẽ nở ra thành ấu trùng.

Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 11

Chủ trang trại cho biết, cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn và đẻ quanh năm. Mỗi lứa chỉ cách nhau từ 1 - 1,5 tháng. Quá trình sinh trưởng từ khi trứng cà cuống nở đến trưởng thành cà cuống trải qua 5 lần lột xác.

Với kinh nghiệm của mình, anh Hoàng Anh khuyên những người muốn nuôi cà cuống nên nuôi từ con giống. Ngoài ra, cần chú ý duy trì số lượng cặp con giống đủ trong một diện tích nhất định mới có được tỷ lệ sinh cao. Ngoài ra việc quan tâm đến môi trường nước là yếu tố quan trọng, nên dùng nước giếng khoan, nếu dùng nước máy thì phải phơi nắng 1 ngày để bay hết clo nếu không cà cuống sẽ bị chết.

Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 12
Đồng thời người nuôi cần tạo các giá thể nilon để cà cuống làm nơi tránh trú.
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 13
Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 14

Cà cuống rất ưa ánh sáng, vì vậy ban đêm chúng thường hay di chuyển đến những nơi có ánh sáng đèn điện. Để tránh việc này, Hoàng Anh cho làm các nắp lưới, chỉ mở ra ban ngày và đóng lại buổi tối để tránh cà cuống bay đi.

Mô hình nuôi cà cuống thu về nửa tỷ mỗi năm  - ảnh 15
Hiện nay môi trường thuần tự nhiên không còn nên chúng ta cần tích cực bảo tồn, nuôi, nhân giống để loài côn trùng cà cuống sinh sôi phát triển nhiều hơn nữa tránh dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn, anh Hoàng Anh tâm sự.

Bên cạnh việc nuôi thương phẩm, Hoàng Anh còn kết hợp với Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học (Đại học Sư phạm Hà Nội) để nghiên cứu và bảo tồn loài cà cuống. Ngoài ra anh Hoàng Anh cũng đã sản xuất, chế biến thêm nước mắm, rượu ngâm cà cuống để đa dạng hóa các sản phẩm từ cà cuống, tăng thêm giá trị cho loài côn trùng đặc biệt này.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.