Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

Bài và ảnh: XUÂN HOA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến, tuy nhiên, phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức, hoặc từ chính quyền địa phương. Việc mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, nhất là huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, địa phương là cần thiết và cấp bách hiện nay.

Điểm tựa của phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2019-2021, thành phố có 387 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Từ năm 2020-2022, Tòa án thụ lý 260 vụ xâm hại trẻ em, trong đó trẻ em nữ chiếm đại đa số. Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng ngừa bạo lực, việc phát hiện giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em là yêu cầu cấp thiết.

Tháng 8/2018, mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” cộng đồng quận Hoàn Kiếm được triển khai thực hiện thí điểm tại 360 Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh cộng đồng” được hiểu là nơi trú ẩn khẩn cấp cho nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, do đó đây phải là những nơi đem đến sự an toàn cho các nạn nhân. Sau 3 năm từ 2018 đến 2020, mô hình đã hỗ trợ 6 vụ việc, 73 cuộc hỗ trợ qua điện thoại. Năm 2022 vừa qua, mô hình đã hỗ trợ 3 vụ việc, 25 cuộc hỗ trợ qua điện thoại. Từ đầu năm 2023 đến nay đã hỗ trợ 1 vụ, 8 cuộc hỗ trợ qua điện thoại...

Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới - ảnh 1
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút khởi động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023

Những người bị bạo lực khi đến Nhà tạm lánh đều được tư vấn về tâm lý, pháp luật cơ bản, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu về tạm lánh khẩn cấp và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. Sau đó, các đội ngũ cán bộ, cộng tác viên tại quận sẽ hỗ trợ họ trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi bảo đảm đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập, giúp bạo lực không tái diễn.

Hiện Trung tâm có hai đường dây nóng 024.38252627 và 0988.528.568, giúp các nạn nhân của bạo lực gia đình có thể liên hệ khẩn cấp 24/24 giờ để kịp thời ứng phó với tình huống bạo lực; tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân khi có thông tin…

Qua thời gian triển khai hoạt động, mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” tại địa bàn quận Hoàn Kiếm đã khẳng định được sự cần thiết và hữu ích đối với cộng đồng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em trước tình hình bạo lực gia đình, bạo lực giới ngày càng gia tăng.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho các cán bộ làm công tác trẻ em của 18 phường và 556 lượt cộng tác viên tại địa bàn dân cư. Đặc biệt, có 681 lượt chủ nhà trọ trên địa bàn được tập huấn các kỹ năng phát hiện, tự vệ và cung cấp thông tin về bạo lực trên cơ sở giới.

Tại tọa đàm khảo sát, đánh giá mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm” do Hội LHPN Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức vào tháng 4/2023, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, thực hiện Quyết định số 3101/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026”, Thành phố giao Hội LHPN Hà Nội chủ trì nghiên cứu, thành lập “Mô hình liên ngành một điểm dừng hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại”. Mô hình liên ngành tới đây được thành lập với mục tiêu đặt ra là phối hợp thực hiện hỗ trợ ban đầu, giúp nạn nhân bị bạo lực, xâm hại ổn định tâm lý, sức khỏe, tư vấn pháp luật, hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ kết nối tới các cơ quan điều tra, đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Việc đánh giá các hoạt động, cơ chế phối hợp trong tổ chức triển khai mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm” sẽ giúp cung cấp dữ liệu cho Hội LHPN Hà Nội trong quá trình nghiên cứu, triển khai thành lập thí điểm mô hình liên ngành.

Bà Trịnh Thị Huệ - Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàn Kiếm, Phó ban quản lý mô hình đề xuất cần tiếp tục duy trì các hoạt động của mô hình, đồng thời cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ, cán bộ Hội trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa, phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng, kịp thời hỗ trợ các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, bạo lực…

Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới - ảnh 2
Các đại biểu thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới. 

Cần sự Chung tay của cả cộng đồng

Tại hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tổ chức đầu tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Thị Hà cho biết, tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới nói chung và phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan không ngừng quan tâm và cam kết thực hiện thông qua các giải pháp về mặt thể chế, chính sách, truyền thông, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Sự quan tâm, vào cuộc của các Bộ, ngành, cơ quan đối với công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới còn được thể hiện thông qua các cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết các khía cạnh khác nhau của bạo lực trên cơ sở giới như: Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình; quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giữa Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao; quy chế phối hợp về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa Bộ LĐTBXH, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ Công an...

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến, điều đáng quan tâm là phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc từ chính quyền địa phương. Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và kỹ năng của cán bộ, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn chưa thống nhất, đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác hỗ trợ cho người bị bạo lực và tạo tâm lý e ngại cho người dân khi cần hỗ trợ.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định cần thiết phải mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, đặc biệt, cần có sự vào cuộc, kết nối, phối hợp chặt chẽ của tất cả các cơ quan và tổ chức liên quan ở cấp Trung ương cũng như địa phương.

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, ông Matt Jackson cho rằng để có thể bảo đảm việc hỗ trợ kịp thời, lấy người bị bạo lực làm trung tâm cần phải có một quy chế phối hợp liên ngành và tiếp tục đầu tư để nhân rộng mô hình này.

 “UNFPA cam kết tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng quy chế phối hợp liên ngành ở cấp quốc gia và cấp địa phương, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và để không ai bị bỏ lại phía sau. Quy chế phối hợp liên ngành sẽ bảo đảm nỗ lực phòng, chống và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được toàn diện, xuyên suốt và người bị bạo lực trên cơ sở giới có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách kịp thời và có chất lượng cho dù họ sống ở bất cứ đâu trong bất cứ hoàn cảnh nào” - ông Matt Jackson khẳng định.

Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 của Chính phủ, Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam và Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 tại trụ sở Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vào ngày 10/11/2023. Lễ phát động một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết chung tay của cả cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực giới. Từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đảm bảo bình đẳng giới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...