Nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ Thủ đô

Chia sẻ

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 36/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026.

Kế hoạch nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp phụ nữ, nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ, xây dựng văn hóa thượng tôn pháp luật trên địa bàn Thủ đô và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về văn hóa xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra…

Hội nghị Tổng kết thực hiện Kế hoạch 195/KH-UBND về “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2017 – 2021”Hội nghị Tổng kết thực hiện Kế hoạch 195/KH-UBND về “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2017 – 2021”

Các cấp ủy, chính quyền Thành phố chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật cho phụ nữ là đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới.

UBND Thành phố cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, phụ nữ nông thôn, xa trung tâm Thành phố, lao động nhập cư, dân tộc thiểu số và các nhóm phụ nữ yếu thế như phụ nữ khuyết tật, đơn thân, là nạn nhân hoặc có nguy cơ cao bị mua bán người, bị bạo lực gia đình…

Kế hoạch cũng yêu cầu đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả, thực chất công tác này. Các hoạt động buổi tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật cần gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân, thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử, công tác phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, hôn nhân và gia đình…

UBND Thành phố giao các sở, ngành, quận, huyện tùy theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện Kế hoạch. Đồng thời, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với Hội LHPN Thành phố tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị; tham gia giám sát việc thực hiện tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ và người dân tại địa phương...

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".