Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Mèo "hoa hậu", mèo "lực sĩ", mèo "chuột chù"... là những biệt danh được đặt cho linh vật năm Quý Mão 2023 đang xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước.

Tại cổng chính Công viên thống nhất, Hà Nội hàng năm đặt những con giáp của năm mới. Linh vật Tết Quý Mão là chú mèo màu vàng cam, cao 2m, dài 3m, được sơn màu rực rỡ, bên ngoài bọc kín bằng lớp dây thừng để tránh mưa nồm của thời tiết đầu năm mới ở thủ đô.

Theo Công ty TNHH Một thành viên công viên Thống Nhất, khung chú mèo trước đây được nước ngoài tài trợ và trồng hoa ở bên trong. Sau khi cắt cây, công ty đã mua dây nylon để công nhân tự quấn, vẽ thành hình con mèo, chi phí 3-4 triệu đồng.

Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 1
Linh vật mèo tại Hà Nội (Ảnh: Ngọc Thành).

Sáng 25 tháng Chạp, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) khai mạc không gian đón xuân tại Quảng trường trung tâm huyện - thị trấn Ái Tử. Điểm nhấn là linh vật mèo cao 3,1 m, dài 2,8 m, chế tác từ xốp cứng, thạch cao, cắt tỉa, tô và phun màu. Ngay khi hình ảnh tượng mèo này xuất hiện trên mạng, nhiều người đã đặt biệt danh là "hoa hậu mèo".

Anh Đinh Văn Tâm (32 tuổi, ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong), tác giả của bức tượng cho biết mất 10 ngày để hoàn thành. "Khó nhất là tạo khuôn mặt, phải nhiều lần đập đi làm lại mới tạo được hình dáng gần giống với thực tế"-  anh Tâm nói.

Ông Lê Xuân Lương, Chủ tịch UBND thị trấn Ái Tử cho biết, tượng linh vật được lựa chọn là "giống mèo thuần Việt, gần gũi, phù hợp với văn hóa dân tộc".

Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 2
Linh vật mèo ở Quảng Trị (Ảnh: Hoàng Táo).
Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 3
Gia đình mèo được đặt ở công viên Lý Tự Trọng bên bờ sông Hương, TP Huế. Tượng gồm mèo bố mẹ cao 2,1 m, ba mèo con cao 0,9-1,2 m được làm từ chất liệu bằng xốp, phủ thạch cao. Ảnh: Võ Thạnh

Còn linh vật mèo ở Bình Định được khánh thành hôm 11/1, nguồn vốn xã hội hóa.

Tiểu cảnh gồm gia đình mèo dài 6 m, trong đó mèo bố, mẹ cao 3,6-4 m và 7 mèo con (mỗi con cao gần 1,6 m) được tạo hình sinh động, hiền hòa, sum vầy, hạnh phúc bên nhau.

Bên cạnh mèo là cụm mô hình dưa hấu, bánh chưng, pháo Tết… được cách điệu với mong muốn "quê hương Bình Định sẽ đón một năm mới sung túc, bình an và phát triển". Ngoài ra, hai bên là các cụm biểu tượng phụ thể hiện nét văn hóa truyền thống của tỉnh này.

Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 4
Gia đình mèo ở Bình Định (Ảnh:  Phạm Linh)

Sáu con mèo cùng tiểu cảnh ở Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, Gia Lai được đầu tư khoảng 150 triệu đồng. Linh vật cao 2,5 m, đường kính lớn nhất 1,5 m, chất liệu xốp, thạch cao, sơn nhũ, do Phòng Quản lý đô thị TP Pleiku thiết kế.

Ý tưởng mẹ con mèo sơn vàng thể hiện sự sung túc, giàu có. Hình khối tam giác thể hiện sự vững chải, mạnh mẽ, vượt qua khó khăn của người dân Tây Nguyên.

Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 5
Mèo ở ở Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, Gia Lai (Ảnh Trần Hóa)

Sáng 25 tháng Chạp, linh vật mèo tại đầu đường hoa Nguyễn Huệ, đoạn gần UBND TP HCM đã hoàn thiện trang trí cơ bản. Năm nay, linh vật ở cổng chào không còn là hình ảnh gia đình sum vầy như mọi năm. Đàn mèo không nằm ở vị trí trung tâm mà dời sang hai bên để tạo không gian thoáng đãng. Mô hình mèo mẹ cao khoảng 5 m, dáng ngồi thẳng, đuôi quấn quanh như đang che chở đàn con. Các linh vật được làm bằng xốp, bề mặt sơn giả gốm, mất hơn chục ngày để hoàn thiện.

Ngắm nhìn linh vật mèo của các tỉnh thành trên cả nước - ảnh 6
Mèo ở TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Quỳnh Trần)

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Ngày trở về

Ngày trở về

(PNTĐ) - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đánh dấu sự kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, phát triển cho dân tộc Việt Nam. Và với nhiều người con gốc Việt, trong đó có ông Jean Pierre Đinh Ngọc Riệm, hiện là lãnh sự danh dự nước CHXHCN Việt Nam tại New Caledonia (Tân Thế Giới) thuộc Pháp, ngày 30/4 hàng năm còn tượng trưng cho ngày của đoàn kết và sự trở về với nguồn cội.
Từ bầu trời Hà Nội đến vũ trụ: Một trái tim Việt Nam

Từ bầu trời Hà Nội đến vũ trụ: Một trái tim Việt Nam

(PNTĐ) -  Hòa bình đẹp không? Hòa bình đẹp lắm, đẹp như ánh ban mai sau đêm dài giông bão. Hãy đến với Việt Nam, quê hương tôi, để lặng im ngắm nhìn những cánh đồng xanh mướt, những phố phường yên bình, để hiểu rằng mỗi phút giây yên ả hôm nay đều được đánh đổi bằng máu, nước mắt và lòng quả cảm.