Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới

MAI HÂN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ bao đời nay, phong tục lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp, nét văn hóa ấn tượng của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây là phong tục không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh, tín ngưỡng và đó còn là cách để truyền dạy cho con cháu về truyền thống văn hóa quê hương.

Mỗi dịp xuân mới, cứ ngay sau giờ phút đón giao thừa, người người nhà nhà lại náo nức lên chùa để thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. không khí tại Hà Nội rất đỗi bình yên, với những con phố vắng lặng khác sự nhộn nhịp, ồn ã thường ngày. Trong tiết trời lạnh giá và bằng nhiều cách khác nhau, người Hà Nội đang tận hưởng từ từ dư vị đặc biệt của ngày đầu năm mới.

Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới - ảnh 1

Sáng mùng 1 tết tại Thủ đô Hà Nội, nhiều người dân đã đổ về các ngôi đền, chùa lớn như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh... để cúng lễ, cầu may cho một năm mới.

Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới - ảnh 2

Mỗi người một ước nguyện nhưng tất cả khi đến đền, chùa đều mang theo tấm lòng thành kính. Ai cũng tin tưởng vào một năm mới tốt đẹp vì lời khấn nguyện thành tâm đã đến được các đấng linh thiêng. Khách đến lễ chùa còn không quên mua muối cầu may, mong một năm mới mặn mà, no ấm cho gia đình.

Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới - ảnh 3

Nhiều người tại Hà Nội ra phố du xuân, một số khác đi lễ chùa mong một năm mới sức khỏe, bình an.

Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới - ảnh 4

Ngày đầu năm mới, nhiều người đi du xuân đền, chùa còn xin chữ. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống, gửi gắm trong những nét chữ mềm mại, uyển chuyển là những ước vọng tốt đẹp trong năm mới.

Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may đầu năm mới - ảnh 5

Chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh… và vô vàn địa điểm linh thiêng nối tiếng khác đã góp một phần không nhỏ tô điểm cho nét văn hóa Thủ đô và làm cho văn hóa lễ chùa, lễ Phật của người Hà thành luôn được gìn giữ suốt bao đời nay.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.