Nhận diên âm mưu thành lập tổ chức "Xã hội dân sự" để chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch không từ bỏ bất cứ một âm mưu, phương thức, thủ đoạn nào hòng biến mưu đồ thâm độc là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước ta với nhân dân trở thành sự thực. “Xã hội dân sự” (Civil Society) là một phương thức, thủ đoạn mới được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, tác giả phê phán việc lợi dụng thành lập “tổ chức xã hội dân sự” trá hình, bình phong cho âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam chứ không đánh đồng với các tổ chức xã hội dân sự tích cực, đích thực.

Âm mưu của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” chống phá ta hiện nay

Bên cạnh những vấn dề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” được các thế lực thù địch coi là cách thức “đấu tranh bất bạo động” hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn việc hình thành các phong trào ly khai, các tổ chức đối lập dưới hình thức hội, nhóm, công đoàn độc lập, ủy ban đấu tranh… để tạo đà cho sự ra đời các cuộc “cách mạng màu” đã dần trở nên lỗi thời, dễ bị nhận diện.

 Các cuộc “cách mạng màu” ở một số nước Trung Á – SNG, “Cách mạng cam” ở Ucraina, “Mùa xuân Ả rập” ở Bắc phi, Trung Đông… đã khiến cho người dân hiểu rõ bản chất của các cuộc bạo động, lật đổ chế độ chính trị tại quốc gia này, hóa ra họ vô tình trở thành con rối, là công cụ tiếp tay cho ngoại bang phá hoại nền hòa bình, độc lập của dân tộc mình. Tuy rằng, khi họ nhận thức được thủ đoạn của các thế lực phản động thì đất nước đã rơi vào cảnh đổ nát, hoang tàn, nhưng thà nhận thức muộn còn hơn là để những kẻ nhân danh “dân chủ”, “nhân quyền”, “nhà hoạt động” tiếp tục dắt mũi.

Thuật ngữ “xã hội dân sự” tốn khá nhiều giấy mực của giới nghiên cứu, nhiều năm qua, các tổ chức xã hội với chức năng dân sự đột nhiên lại đóng vai trò chính trị quan trọng góp phần đưa tới sự xụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây. Xã hội dân sự giờ đây là một công cụ hiệu quả để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống lại các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Nhận diên âm mưu thành lập tổ chức
Các tổ chức xã hội dân sự, chính trị họp mặt tại Nghệ An

Xã hội dân sự được xem là tập hợp các mối quan hệ và thiết chế tương ứng đi kèm giữa các cá nhân trong khuôn khổ của một quốc gia - dân tộc (Nation - State), bao gồm những đặc tính cơ bản như: tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Xã hội dân sự được xem là lĩnh vực nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước. Ngoài ra, một số nhà khoa học định nghĩa rằng, Xã hội dân sự là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội...

Dù là cách định nghĩa nào thì xã hội dân sự vẫn mang một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, Xã hội dân sự là một bộ phận của đời sống xã hội, nằm ngoài nhà nước, bao gồm những hoạt động tập thể tự nguyện, mang tinh độc lập tương đối.

Thứ hai, do xã hội dân sự duy trì hoạt động tự nguyện nên nó có tính chất phi lợi nhuận

Thứ ba, Xã hội dân sự tồn tại dưới dạng những tổ chức, hiệp hội, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ và các phong trào xã hội… với thiết chế mang tính tự quản.

Về bản chất có thể nhận thấy một số điểm tích cực mà xã hội dân sự mang lại khi nó hoạt động trong khuân khổ của pháp lý và khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, đó là sự tự thảo luận và tỏ ý đồng thuận với một số vấn đề cá nhân mà không cần sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Mặt khác, xã hội dân sự cũng giúp cho Nhà nước giảm bớt gánh nặng chi phí, tinh giản bộ máy, hoạt động hiệu quả và minh bạch. Ngoài ra xã hội dân sự còn có thể là cầu nối cá nhân, tổ chức với nhà nước, hoặc hình thành một số tổ chức phản biện xã hội (trong khuân khổ hiến pháp, pháp luật) đối với các chủ chương, chính sách, thậm chí là cả việc giám sát hoạt động của công chức nhà nước, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, sự ra đời của các tổ chứ xã hội dân sự lại không hoàn toàn đem lại mặt tích cực, hay nói cách khác, ưu điểm của xã hội dân sự không được phát huy mà nó bị lợi dụng vào việc thực hiện mưu đồ lũng đoạn chính trị nhiều hơn là góp ý, phản biện một cách công tâm, khách quan. Thực tiễn biến động ở Trung Đông, Bắc Phi và một số quốc gia gần đây đã dẫn đến hệ quả là sự xụp đổ thể chế chính trị đã cho thấy các đối tượng phản động, thù địch đang lợi dụng xã hội dân sự vào mưu đồ đen tối của mình đẻ tập hợp, lôi kéo, hình thành tổ chức với ý đồ xây dựng một lực lượng đối trọng hoặc hình thành xã hội đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam. Tất nhiên, các điểm nóng chính trị - xã hội, các vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”… là công cụng để tuyên truyền, xuyên tạc của tổ chức xã hội dân sự. Có thể nhận thấy đặc điểm, âm mưu của một số tổ chức xã hội dân sự chống phá ở Việt Nam thời gian qua như sau:

Một là, tuyên truyền hoat tính phi chính trị” nhưng thực tế lại hoạt động chính trị.

Những đối tượng cổ vũ cho xã hội dân sự thường tuyên truyền rằng tổ chức xã hội dân sự được thành lập với tính chất “phi chính trị”, do nằm ngoài các thể chế chính trị, xã hội, kinh kết nên nó có tính độc lập với nhà nước và không mang bản chất giai cấp, song thực tế lại cho thấy xã hội dân sự lại bao gồm các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể… mang tính chính trị, can thiệp trực tiếp vào tình hình chính trị, thực tế các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam lại có mối quan hệ với một số tổ chức phản động ở hải ngoại, thực hiện âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước. Có thể kể đến một số tổ chức xã hội dân sự mà các đối tượng chống đối trong nước thành lập như: Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Anh em dân chủ, Dẫn đàn xã hội dân sự, Bauxite Việt Nam, Khối 8406… thường xuyên lợi dụng vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, hoặc tuyên ngôn “vì sự tiến bộ của xã hội” để xuyên tạc các vấn đè chính trị, xã hội, vu cáo Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, móc nối với tổ chức phản động lưu vong Việt Tân để thực hiện âm mưu phá hoại đất nước.

Hai là, các thành viên của tổ chức xã hội dân sự không đồng nhất về tư tưởng, thường xuyên sảy ra tranh chấp về lợi ích, thậm chí “đấu tố” lẫn nhau trong hoạt động.

Do mang tính đa dạng về thành phần, việc thành lập tổ chức xã hội dân sự không có sự xét duyệt nghiêm ngặt mà chủ yếu là tổ chức hội, nhóm, diễn đàn tập hợp những đối tượng có tư tưởng chống đối lại Đảng, Nhà nước với nhau. Vì là một tổ chức tự nguyện, cho nên nó hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp về tư tưởng, văn hóa và lợi ích của các thành viên. Mặt khác, việc hình thành tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đa phần là hoạt động cổ vũ các giá trị tư bản, phương tây, cho nên việc các thành viên tham gia các tổ chức xã hội dân sự này đều có khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập lại với Đảng Cộng sản, và thường xuyên đòi đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam. Mặt khác, vì là tổ chức hoạt động tự nguyện, nên thành viên có thể ra vào tổ chức xã hội dân sự tùy ý, tùy thích cho nên những vấn đề xung đột về lợi ích không được giải quyết, dẫn đến các đối tượng “đấu tố”, “bôi nhọ”, “bóc phốt” nhau ngay trong diễn đàn và trên mạng xã hội.

Ba là, việc hình thành xã hội dân sự, như đã phân tích ở trên chủ yếu phục vụ mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, do đó, tổ chức xã hội dân sợ ở Việt Nam được thành lập chỉ nhằm gây sức ép về nhân quyền, hoặc cố tình sử dụng dư luận xã hội để can thiệp vào công việc nội bộ và xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Việt Nam.

Âm mưu lâu dài mà các tổ chức xã hội dân sự này mong muốn là hình thành một tổ chức đối trọng về chính trị ngay trong nội địa, từ đó, thúc đẩy việc cổ súy tự do cá nhân, tự do ngôn luận theo kiểu phương Tây, tự do biểu tình (vô tổ chức), tự do lập hội (phản động)… cùng với việc đòi bày tỏ chính kiến không bị kiểm soát, hình thành tổ chức độc lập không chịu sự quản lý của pháp luật.

Bốn là, hoạt động chủ yếu của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam là trên “không gian mạng”, lợi dụng internet để tuyên truyền, phát tán thông tin, tổ chức diễn đàn trực tuyến, fanpage trên mạng xã hội để công khai xuyên tạc, bóp méo tình hình, kêu gọi quần chúng nhẹ dạ, cả tin, hạn chế về nhận thức tham gia hoạt động.

Năm là, các tổ chức xã hội dân sự có nguồn lực kinh tế từ bên ngoài quốc gia, lãnh thổ, và tài chính chủ yếu được “cung cấp” bởi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động hải ngoại.

Để phục vụ cho hoạt động ở trong nước, các tổ chức xã hội dân sự thường có sự hậu thuẫn (Chủ yếu đến từ phương Tây) từ bên ngoài. Cá biệt có trường hợp hình thành một số tổ chức phi chính phủ (NGO) và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam (VNGO) như Diễn đàn Bauxite, Văn Đoàn độc lập... có sự tập hợp khá đông những tri thức lớn, có uy tín, trình độ chuyên môn, thậm chí có thành viên còn là đảng viên, nguyên là đảng viên hoặc đối tượng bất mãn đang hoạt động tại một số cơ quan của Đảng, Nhà nước tham gia ẩn danh. Đây là những tổ chức có ảnh hưởng xã hội rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, thậm chí có mong muốn can thiệp vào chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ví dụ như hoạt động của Nhóm Kiến nghị 72.

Sáu là, các tổ chức xã hội dân sự đang tiến hành trẻ hóa thành viên, tập hợp, tạo dựng ngọn cờ trong số thanh niên, sinh viên.

Gần đây, triệt để lợi dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã và đang tuyển lựa thành viên của mình thông qua các diễn đàn, mạng xã hội, thậm chí là thâm nhập vào thanh niên, sinh viên trên địa bàn các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Có thể kể đến một số cái tên mà Việt Tân và một số tổ chức xã hội dân sự gần đây ca ngợi như: Đinh Nguyên Kha (1988), Nguyễn Phương Uyên (1992) thuộc nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”; Trần Hoàng Phúc (1994); Vũ Hoàng Nam (1996) tham gia tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”… đã tham gia các hoạt động khủng bố, rải truyền đơn phản động, tuyên truyền sai lệch tình hình Việt Nam. Sau khi các đối tượng này bị bắt, các tổ chức phản động, tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước đều lên bài “ca ngợi công lao” của các đối tượng này.

Bên cạnh đó, các tổ chức phản động, chống đối thông qua tổ chức xã hội dân sự trong nước hứa hẹn trao học bổng, tạo điều kiện cho những sinh viên, thanh niên thoái hóa, biến chất có cơ hội ra nước ngoài “đào tạo”, thực chất là tham gia hoạt động đào tạo đấu tranh bất bạo động ở nước ngoài rồi tung về nước gây dựng tổ chức chống đối chính quyền từ bên trong. Có thể kể đến “Học bổng xã hội dân sự VOICE” với lời mời gọi “Những học viên tốt nghiệp xuất sắc khóa đào tạo sẽ được VOICE gửi sang các tổ chức quốc tế ở các quốc gia Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, Úc, và Mỹ để thực tập trong vòng 3-6 tháng” và cam kết “giúp các học viên trở thành những công dân tích cực, giàu tinh thần cộng đồng, được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể tham gia vào các hoạt động xã hội”. Thực chất, học viên của Học bổng VOICE sẽ được tập huấn, trang bị, huấn luyện các nội dung về đấu tranh bất bạo động, sử dụng chiêu bài tự do, nhân quyền để tiến hành chống phá, tiếp xúc với các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị… để học hỏi phương thức hoạt động, thậm chí là cả cách thức ứng phó với cơ quan chức năng. Các “sản phẩm” sau đào tạo được tung về nước, trở thành hạt nhân tập trung lực lượng tiến hành chống phá chính quyền. Có thể thấy, bản chất chính của VOICE và các tổ chức xã hội dân sự là đào tạo một lực lượng chống phá chính quyền Việt Nam, truyền bá tư tưởng về xã hội dân sự, kích động người dân chống đối chính quyền.

Các học giả phương Tây đề cao vai trò xã hội dân sự bởi họ nhìn thấy ưu điểm đấu tranh bất bạo động nhưng hiệu quả cao mà tổ chức này mang lại trong hoạt động chống cộng. Sau những thất bại liên tiếp trong nỗ lực chống phá Việt Nam thời gian qua, các thế lực thù địch xem việc thành lập các tổ chức xã hội dân sự là một bước đi mới, hiệu quả, có tác động to lớn đến chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Hàng loạt tổ chức xã hội dân sự mới nổi gần đây đề hoạt động theo một quy luật chung đó là từ “phản biện” đến “phản đối” và cuối cùng là “phản động và chống đối” Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tính chất nguy hiểm của việc lợi dụng hình thành các tổ chức xã hội dân sự hiện nay để có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu thâm độc của thế lực thù địch là vô cùng cần thiết.

Nhận diên âm mưu thành lập tổ chức
Diễn dàn xã hội dân sự được hình thành trên không gian mạng

 

Một số kiến nghị tăng cường hoạt động phòng, chống âm mưu hình thành tổ chức xã hội dân sự chống phá Đảng, Nhà nước ta thời gian tới

Không thể phủ nhận những đóng góp và mặt tích cực mà tổ chức xã hội dân sự (nguyên nghĩa) đem lại cho sự phát triển xã hội. Song ở Việt Nam, dường như các tổ chức xã hội dân sự được hình thành một cách trá hình, là bình phong, là công cụ chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Thời gian tới các tổ chức núp bóng xã hội dân sự sẽ gia tăng hoạt động truyền bá tư tưởng xã hội dân sự đặc sắc phương tây để gây áp lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng thành lập, phát triển tổ chức “xã hội dân sự công khai” tại Việt Nam, đây là âm mưu hết sức nham hiểm, thâm độc, là mầm mống của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Lợi dụng tổ chức xã hội dân sự có sự hậu thuẫn của một số quốc hội, chỉnh phủ, tổ chức NGOs phương Tây, các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chống tham nhũng”… làm bàn đạp tấn công thể chế chính trị ở Việt Nam. Từ đó, chúng tiếp tục tuyên truyền, tác động phá hoại nội bộ, thúc đẩy quá trình suy thoái chính tị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Kết hợp điểm nóng, xung đột chính trị - xã hội để tác động, gây mất ổn định chính trị, tổ chức các cuộc biểu tình, bạo loạn, “cách mạng màu” nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Mặt khác, từ việc tạo dựng ngọn cờ trong tầng lớp thanh niên, sinh viên, các thế lực thù địch triệt để bồi dưỡng, tập dượt các hoạt động đấu tranh bất bạo động cả công khai và bí mật, đồng thời lôi kéo nhóm thanh niên bất mãn, cơ hội tham gia vào các tổ chức phản động thông qua hình thức tài trợ học bổ, tham quan, du lịch…

Thời gian tới, để ngăn ngừa, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu lợi dụng việc thành lập tổ chức xã hội dân sự nhằm thực hiện âm mưu chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cấp cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội

Mục đích của các tổ chức xã hội dân sự được thành lập hiện nay đều tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Dù là hoạt động dưới hình thức, thủ đoạn nào thì các tổ chức xã hội dân sự đều nhằm làm suy yếu và vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đưa xã hội vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, từ đó thành lập các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng xã hội Việt Nam.

Thực tiễn hơn 90 năm lãnh đạo đất nước vượt qua bao gian lao, thử thách, giành độc lập và dựng xây đất nước với cơ đồ, vị thế, tiềm lực như ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, kết tinh cho trí tuệ, sức mạnh và ý chí của cả dân tộc trong tiến trình dẫn đường cho đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp cách mạng là đúng đắn, phù hợp với quy luật lịch sử và nhu cầu của thời đại. Do đó, dù các thế lực có thực hiện bất kể âm mưu gì, thì cán bộ, đảng viên và nhân dân ta quyết giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, trước mắt là sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Không một tổ chức chính trị nào có thể thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi lẽ trong quá trình hoạt động, Đảng ta luôn nghiêm khắc và có trách nhiệm cao với sứ mệnh lãnh đạo của mình. Đảng luôn tự đề cao tự phê bình và phê bình, không hề bảo thủ, luôn gắn bó mật thiết và chăm lo, bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân, đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo phù hợp với yêu cầu khách quan của thời đại. Việt Nam không cần thực hiện đa nguyên, đa đảng, do đó, các thế lực thù địch dù có thực hiện âm mưu nào đi chăng nữa thì nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt với Nhà nước, Hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ta là không thể phủ nhận.

Từng cơ quan, đơn vị các cấp phải tích cực, chủ động, bổ sung kiện toàn kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đơn vị mình; đồng thời, thường xuyên đánh giá quá trình tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, sai trái, không để các thế lực thù địch móc nối, lôi kéo nhân dân tham gia hoạt động chống phá

Quan tâm tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng; điều chỉnh và bồ sung chức năng, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đủ năng lực, trình độ, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác đấu tranh chống lại hoạt động lợi dụng tổ chức xã hội dân sự chống phá ta.

Hai là, nâng cao nhận thức và có cái nhìn đúng, đủ về các tổ chức xã hội dân sự.

Vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam dù còn mới song đã bị lợi dụng để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, vô hình chung, những mặt tích cực mà xã hội dân sự vốn có đã bị xóa nhòa, thay vào đó là mặt tiêu cực, biến xã hội dân sự xem như một công cụ phá hoại ổn định chính trị ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, việc cấm tuyệt đối sự hiện diện của xã hội dân sự là chưa phù hợp, nhưng cần đặt các tổ chức này vào khuân khổ pháp lý, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của tổ chức này.

Tổ chức xã hội dân sự vốn đã bao hàm cả những phức tạp, nhạy cảm ngay trong nội tại tổ chức đó, dến nay những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xã hội dân sự chưa có sự nghiên cứu thấu đáo. Ở Việt Nam, các tổ chức tự xưng là tổ chức xã hội dân sự thường mang màu sắc phản động, xuyên tạc và phá hoại ổn định chính trị nhiều hơn là góp phần thúc đẩy phản biện xã hội. Do đó, việc nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, chủ động nắm bắt tình hình liên quan đến tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp nắm được âm mưu, thủ đoạn cổ súy, lợi dụng tổ chức xã hội dân sự vào mục đích chính trị.

Các lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng cần phải xây dựng một hệ thống lý luận về xã hội dân sự, nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn mà thế lực thù địch đã và đang sử dụng tổ chức xã hội dân sự vào hoạt động chống phá ta, từ đó đưa ra những phương án, đối sách đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Mặt khác, cần chú trọng nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, những đối tượng dễ bị thế lực thù địch lợi dụng, công kích, tìm cách phá hoại, chuyển hóa tư tưởng theo phương Tây và chế độ tư bản. Cần có nhiều bài tuyên truyền, giảng dạy về âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng tổ chức xã hội dân sự trong học sinh, sinh viên, thanh niên ở các thành phố lớn và đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa

Ba là,  tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ (NGO) có mối quan hệ với các tổ chức xã hội dân sự trong nước

Các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng kết hợp với các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng vũ trang kịp thời nắm chắc, dự báo tình hình về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của một số tổ xã hội dân sự ở trong nước thời gian qua. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ di, biến động của một số tổ chức phi chính phủ có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức này. Đồng thời, tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, hội, nhóm, phát huy mặt tích cực, định hướng hoạt động lành mạnh phù hợp với thể chế chính trị, đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, triệt tiêu các yếu tố có thể bị lợi dụng để hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn chính trị – xã hội; có chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng “xã hội dân sự” của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, kiên quyết giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Thông qua hoạt động trên, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất hệ lụy (nếu có) sẽ sảy ra, dự báo ảnh hưởng mà hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự có hậu thuẫn từ bên ngoài đem lại.

Bốn là, Tăng cường việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc quản lý hoạt động của các hội, nhóm, tổ chức phù hợp với tình hình chung

Trước hoạt động lợi dụng tổ chức xã hội dân sự của thế lực thù địch thời gian qua, các cơ quan chuyên trách cần tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật với một cơ chế quản lý chặt chẽ hoạt động của một số tổ chức xã hội dân sự hiện nay. Đổi mưới đồng bộ cơ chế quản lý, không để các thế lực thù địch lợi dụng kẽ hở pháp luật để tiến hành chống phá Đảng, Nhà nước.

 Củng cố vững chắc, phát huy tính tích cực, chủ động đổi mới phương pháp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để cho các tổ chức này phát huy tói đa vai trò kết hợp, vận động nhân dân tham gia thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước tác động của hoạt động phá hoại mà một số tổ chức xã hội dân sự đội lốt tiến hành.

Tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự phù hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Năm là, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần t đấu tranh hiệu quả với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: Xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quóc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Trong thời gian tới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và những tác động, ảnh hưởng của điểm nóng chính trị - quân sự thế giới, việc tăng cường củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc sẽ trở thành thế trận liên hoàn, toàn diện, rộng khắp, tổng hợp sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thời gian tới cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm... Hướng dẫn cho nhân dân phương pháp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở... Chủ động , sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; tạo các kênh trao đổi an toàn, thuận tiện, các diễn đàn để nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mà một số tổ chức xã hội dân sự đội lốt tiến hành chống phá ta của các thế lực thù địch.

Xã hội dân sự là vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, phức tạp và khó tiếp cận, đòi hỏi Đảng, hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phải có nhận thức đúng đắn với cơ sở pháp lý chính trị rõ ràng không để các thế lực thù địch lợi dụng xã hội dân sự vào hoạt động phá hoại đất nước ta trong thời gian tới.

Đại úy, ThS Trình Quốc Hưng 

Khoa LLCT & KHXHNV, Học viện An ninh nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.