Hội LHPN Hà Nội:

Nhân rộng mô hình gia đình 5 có, 3 sạch góp phần xây dựng nông mới nâng cao, kiểu mẫu

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 23/11, Hội LHPN Hà Nội tổ chức đánh giá 1 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” (có ngôi nhà an toàn, có sinh kế bền vững, có sức khỏe, có kiến thức, có nếp sống văn hóa; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Dự và chỉ đạo hội nghị có bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, bà Lê Thị Thiên Hương cho biết: Thực hiện Hướng dẫn số 13/HD-BTV ngày 13/9/2022 của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội về thực hiện cuộc vận động “Xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch” và mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”; Kế hoạch số 94/KH-BTV ngày 28/10/2022 của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội về chỉ đạo thí điểm thực hiện mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” giai đoạn 2022 - 2023, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, với những nội dung và chỉ tiêu cụ thể, tháng 10/2022, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất.

Theo đó, Hội LHPN 16 huyện, thị xã ra mắt mô hình điểm “Gia đình 5 có, 3 sạch” và nhân rộng thêm mô hình tại 62 xã.

Nhân rộng mô hình gia đình 5 có, 3 sạch góp phần xây dựng nông mới nâng cao, kiểu mẫu - ảnh 1
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội nghị sáng 23/11.

Trong 1 năm qua, Hội LHPN Hà Nội tập trung hướng dẫn các cấp Hội cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức các hoạt động cụ thể theo 8 tiêu chí; lồng ghép 8 tiêu chí của mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các chuyên đề công tác Hội; đặc biệt gắn với các phong trào thi đua lớn, trong đó có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Cùng với đó, Hội LHPN các huyện, thị xã và cơ sở lựa chọn các nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tình hình hội viên để triển khai. 

Tuy nhiên, đây là mô hình mới, được triển khai từ tháng 11/2022 chỉ với các xã đạt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu nên trong triển khai còn một số tồn tại, khó khăn...

Theo báo cáo, tính đến tháng 10/2023, toàn Thành phố có 63 xã triển khai mô hình xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Hội phụ nữ các huyện, thị xã phối hợp tổ chức 18 buổi truyền thông các tiêu chí cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” cho 1.440 lượt hội viên; phát hành 1.350 tờ gấp về nội dung 8 tiêu chí tới cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn…

Các cấp Hội thực hiện tiêu chí ”3 sạch” gắn với việc thực hiện Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2023, Hội LHPN Thành phố đã tổ chức hội nghị đánh giá chỉ đạo mô hình điểm “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” và “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn”; phát động cuộc thi trực tuyến "Phụ nữ Thủ đô xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trên trang Fanpage của Hội LHPN Hà Nội.

Hội Phụ nữ đẩy mạnh hoạt động các mô hình “Phụ nữ chung cư văn minh, thanh lịch, thân thiện môi trường”, “Khu dân cư giảm thiểu rác thải nhựa”, “ngôi nhà xanh”, “Biến rác thành tiền”; truyền thông về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người; Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ sử dụng làn nhựa, hộp nhựa đi chợ, hạn chế sử dụng túi nilong; tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND thay thế sử dụng bếp than tổ ong bằng các loại bếp khác để bảo vệ sức khỏe và môi trường... 

Tại hội nghị, các đại biểu Hội LHPN các huyện, thị xã, các xã, cán bộ Hội phụ nữ và gia đình hội viên tại huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất... đã cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện mô hình xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch”.

Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong công tác vận động các nguồn lực xã hội hóa tổ chức thực hiện mô hình; đề xuất các giải pháp cụ thể trong thời gian tới để thực hiện mô hình thiết thực, hiệu quả, sức lan tỏa việc triển khai mô hình xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Dưới đây là một số hình ảnh các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại hội nghị:

Nhân rộng mô hình gia đình 5 có, 3 sạch góp phần xây dựng nông mới nâng cao, kiểu mẫu - ảnh 2
Gia đình bà Chu Thị Vịnh là một trong số gia đình hội viên phụ nữ tham gia tích cực trong thực hiện mô hình gia đình 5 có, 3 sạch tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh rất phấn khởi khi Hội LHPN Hà Nội triển khai mô hình tới các cấp Hội Phụ nữ. Nội dung 5 có, 3 sạch rất thiết thực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng tới đông đảo gia đình cán bộ hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương sớm hoàn thiện được mục tiêu chương trình xây dựng NTM nâng cao,kiểu mẫu đã đề ra.
Nhân rộng mô hình gia đình 5 có, 3 sạch góp phần xây dựng nông mới nâng cao, kiểu mẫu - ảnh 3
Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa) Đinh Thị Nhàn đề xuất cần tổ chức các lớp tập huấn thực hiện tiêu chí của mô hình; đồng thời phát hành sách về mô hình “5 có, 3 sạch” để các thành viên tham gia mô hình thường xuyên tiếp cận, cập nhật thông tin, kiến thức…
Nhân rộng mô hình gia đình 5 có, 3 sạch góp phần xây dựng nông mới nâng cao, kiểu mẫu - ảnh 4
Chị Đỗ Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội LHPN xã Tản Hồng, huyện Ba Vì đề xuất các cấp ngành, Đảng chính quyền tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để Hội Phụ nữ thực hiện tốt hơn nữa mô hình gia đình 5 có, 3 sạch. Đồng thời tăng cường các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ Hội kỹ năng, kiến thức để vận động tuyên truyền cho hội viên phụ nữ và các gia đình tại địa phương thực hiện mô hình. Biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua của Hội, của địa phương. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.