Nhiệt huyết cống hiến sức trẻ để xây dựng Thủ đô

Chia sẻ

Phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, những năm qua, các thế hệ thanh niên Thủ đô luôn luôn sẵn sàng cống hiến sức trẻ và lòng nhiệt tình, hăng hái tham gia phát triển kinh tế-xã hội, chung tay giải quyết các vấn đề xã hội quan tâm và tham gia đẩy lùi dịch bệnh Covid-19...

Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên

Tháng 6/2021, khi số ca mắc Covid-19 ở Bắc Giang gia tăng cũng là lúc nhiều cán bộ, nhân viên y tế được huy động tới đây, trong đó có lực lượng giáo viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

Phát huy tinh thần xung kích, không hề ngần ngại sự nguy hiểm, sinh viên Phạm Ngọc Ánh cũng đã xung phong đăng ký tham gia. Nhớ lại quãng thời gian ấy, Ngọc Ánh kể: Lúc đó đang là mùa hè, ra đường nóng rát da, tụi mình phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, bức bối vô cùng.

Dẫu vậy, ngày nào mình và đồng đội cũng cố gắng làm việc hết công suất, từ lấy mẫu xét nghiệm, làm thủ tục cách ly, chăm lo bữa ăn cho bệnh nhân đến hỗ trợ xử lý tình huống cấp cứu…

Sau 1 tháng hỗ trợ Bắc Giang chống dịch, Ánh lại tình nguyện vào khu cách ly F1 của TP Hà Nội đóng tại trường Đào tạo nghề Sona (xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội) và khu thu dung, tiếp nhận điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ ở thị trấn Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) trong vòng 3 tháng. Cô tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại khu điều trị, cách ly tập trung chống dịch, với nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày.

Hiện tại, Ánh đang hỗ trợ tại trạm y tế lưu động xã Tiền Phong trong công tác hồ sơ, tư vấn, phát túi thuốc cho F0, thậm chí là tâm sự, sẻ chia, “làm bạn” với họ để họ bớt âu lo trong quá trình điều trị… Có những ngày, cô cùng các cán bộ y tế tiếp gần 300 F0 đến để làm thủ tục khai báo, hàng trăm trường hợp khỏi bệnh đến nhận giấy xác nhận hoàn thành cách ly và chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Đánh giá cao sự đóng góp của Ánh, bác sĩ Nguyễn Văn Quang - Trưởng trạm y tế xã Tiền Phong nhận xét: “Từ khi còn là Đội trưởng nhóm các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội ở Mê Linh hỗ trợ huyện nhà chống dịch đến khi ra trường, là đoàn viên tại địa phương, Ngọc Ánh luôn lăn xả và nhiệt tình với công việc, anh chị giao việc gì cũng hoàn thành tốt, luôn chủ động học hỏi, phối hợp với trạm y tế xã giúp đỡ người dân trong công tác tiêm vắc xin, thủ tục cách ly…

Ngọc Ánh cùng các đồng đội hỗ trợ Bắc Giang chống dịch hồi tháng 6/2021Ảnh: NVCCNgọc Ánh cùng các đồng đội hỗ trợ Bắc Giang chống dịch hồi tháng 6/2021 Ảnh: NVCC

Sáng tạo, tiên phong trên mọi “mặt trận”

Câu chuyện của sinh viên Phạm Ngọc Ánh chỉ là một trong số rất nhiều tấm gương đoàn viên, thanh niên Thủ đô tiêu biểu. Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đã có hàng ngàn thanh niên, sinh viên Thủ đô xung phong lên đường chi viện cho các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh, thành phố phía Nam tham chống dịch...

Theo đồng chí Chu Hồng Minh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết: Thời gian qua, các phong trào hành động cách mạng của Đoàn Thanh niên thành phố được triển khai hiệu quả, thiết thực, linh hoạt, kịp thời với mô hình, phần việc như: “Áo xanh bảo vệ vùng xanh”, “Trạm ATM ô xy”, “Thầy thuốc trẻ đồng hành”, “Sóng và máy tính cho em”... gần 200.000 suất cơm miễn phí được tặng cho người khó khăn từ Chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình” với tổng trị giá 5,3 tỷ đồng; triển khai 22 “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng” tại 22 quận, huyện, thị xã, hỗ trợ 23.470 gia đình khó khăn với tổng trị giá hơn 9,5 tỷ đồng...

Chương trình “Hà Nội nghĩa tình - suất quà trao cho em” do Hội đồng Đội thành phố triển khai đã trao tặng 6.838 suất quà cho thiếu nhi, mỗi suất quà bao gồm: gạo, sữa, trứng, bánh kẹo, dầu ăn, nước mắm... giá trị 400.000 đồng/suất, bằng nguồn xã hội hóa, tổng trị giá 2,7 tỷ đồng. Trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố đã trao tặng 1.193 thiết bị điện tử gồm máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại mới và cũ còn sử dụng tốt với tổng giá trị 3,701 tỷ đồng…

Mang trong mình sức trẻ và lòng nhiệt tình, thanh niên Thủ đô cũng giữ vai trò và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố bằng các việc làm thiết thực: Phát động và triển khai cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời đại mới”; xây dựng đội hình tự quản đảm bảo trật tự và văn minh đô thị (Đội tự quản 3); tích cực thực hiện mô hình “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Đường hoa thanh niên, tranh tường bích họa”, “Nhà vệ sinh thân thiện”; nhiều gương “người tốt, việc tốt”, hình mẫu thanh niên Thủ đô văn hóa, thanh lịch đã được xây dựng và lan tỏa, thể hiện vai trò của thanh niên trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.


Tính riêng 2 tuần đầu của tháng 3/2022, triển khai “tháng Thanh niên”, tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện 26 công trình thanh niên gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương như: Nhà nhân ái, sân chơi thiếu nhi, nhà khăn quàng đỏ, nhà vệ sinh thân thiện, tủ điện nở hoa, con đường bích họa...; trồng mới 18.750 cây xanh; hỗ trợ, giúp đỡ148 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện 17 công trình, phần việc măng non hỗ trợ thiếu nhi quay trở lại trường học; tạo lập 4 điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi cho thanh thiếu nhi tại khu chung cư, khu nhà ở tập trung...

HÀ LAN - THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

(PNTĐ) - Trong không khí tháng 5 lịch sử, Đảng bộ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho hơn 30 đảng viên lão thành - những người đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho lý tưởng của Đảng. Sự kiện không chỉ là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, mà còn là dấu ấn ghi nhận chặng đường 10 năm đầy nỗ lực của Đảng bộ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

(PNTĐ) -  Triển khai Luật Thủ đô năm 2024, TP Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đào nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô xứng tầm.
Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

(PNTĐ) - Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Hà Nội đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học. Qua những giờ học lịch sử địa phương, các em học sinh các cấp đã có thêm những trải nghiệm hết sức ý nghĩa, giúp các em hiểu hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, các em biết trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.