Nhịp cầu nối những niềm vui

Chia sẻ

Để thuận tiện cho việc đi lại của người dân, các cán bộ đoàn thể trong khu dân cư số 13 phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai đã sáng tạo, huy động kinh phí từ sự đóng góp của bà con nhân dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng cầu bê tông kiên cố chắc chắn thay thế cho chiếc cầu tre.

Cán bộ, hội viên khu dân cư thực hiện vệ sinh môi trường tại cây bầu bắc qua sông GạoCán bộ, hội viên khu dân cư thực hiện vệ sinh môi trường tại cây bầu bắc qua sông Gạo

Khu dân cư số 13 phường Hoàng Văn Thụ có gần 800 hộ dân, chia làm 2 tổ và có sông Gạo - con sông nhỏ chạy qua địa phận. Theo bà Nguyễn Thị Thu - Chi hội trưởng Phụ nữ khu dân cư, Tổ phó tổ dân phố 56: Sông Gạo nằm giữa khu dân cư nên việc đi lại của bà con gặp không ít bất tiện. Chợ dân sinh, nhà văn hoá nằm ở khu chợ nên bà con phải đi vòng ra đường Tam Trinh dài khoảng 2km mới tới được chợ và nhà văn hóa, trong khi đi qua cầu qua sông Gạo chỉ 100m là tới nơi. Vì thế, từ thời bao cấp, trên sông Gạo đoạn qua khu dân cư đã tồn tại chiếc cầu tre, hàng ngày người dân bên khu chợ bám lấy lan can, men theo cây cầu để đi làm đồng. Sau này đồng ruộng không còn, bà con đi cầu qua sang chợ mua lương thực thực phẩm thiết yếu hàng ngày hoặc tham gia hoạt động sinh hoạt tập thể tại nhà văn hoá. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, mưa nắng dãi dầm, cây cầu với mấy dóng tre đan kết lại với nhau ngày càng xuống cấp.

Cùng với nhiều bà con khác, gia đình bà Nguyễn Thị Thu chuyển về sinh sống trên mảnh đất này cũng ngót 30 năm, trong đó, bà đã có 25 năm có lẻ làm công tác xã hội như cán bộ phụ nữ khu dân cư, cộng tác viên dân số… Bà Thu trăn trở khi ngày ngày nhìn cảnh người dân, nhất là chị em phụ nữ, trẻ em dò dẫm trên cây cầu tre bé nhỏ đã xập xệ. Hoạt động công tác Hội cũng có lúc gặp khó khăn vì “kẻ Bắc người Nam”. Chi hội Phụ nữ khu dân cư có 7 tổ: tổ 51, 54, 55, 56 ở bên khu chợ và nhà văn hóa còn các tổ 49, 61, 62 lại ở bên kia sông Gạo. Ước muốn về một cây cầu dân sinh kiên cố dành cho người đi bộ và phương tiện thô sơ qua sông Gạo ngày càng thôi thúc cán bộ cơ sở ở đây nhằm giúp người dân đi lại thuận lợi hơn.

Trao đổi suy nghĩ của mình với các cán bộ khu dân cư, ý định của bà Thu nhận được sự đồng thuận cao và họ quyết định kêu gọi sự đóng góp của bà con nhân dân, hộ kinh doanh trên địa bàn để xây cầu, giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương. Việc xây cầu cũng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân nên tại cuộc họp tổ dân phố, khi vấn đề này được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến nhân dân, phần đông người dân nhất trí đồng lòng chung sức. Đặc biệt, người dân có niềm tin vào uy tín và trách nhiệm của ba cán bộ trong khu dân cư, đảm bảo cho việc xây cầu được khả thi, kinh phí đóng góp được sử dụng công khai, minh bạch và đúng mục đích.

Đó là các ông: Cao Trọng Nghiệp - Bí thư chi bộ khu dân cư thời điểm đó, Lâm Thịnh - Trưởng ban công tác mặt trận và bà Nguyễn Thị Thu - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ. Khi các đoàn thể đề đạt nguyện vọng với chính quyền địa phương cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện rất lớn.

“Chúng tôi không quản ngại mưa nắng, kiên trì gần 1 tháng đến từng nhà vận động kinh phí. Rất bất ngờ, bà con không chỉ ủng hộ mà còn đề nghị giấu tên; có doanh nghiệp ủng hộ ½ kinh phí xây dựng cầu, người dân tuỳ theo khả năng, người 10 triệu, người 5 triệu, người ít thì 1 triệu hay 100.000, 200.000. Cầu xây tuy không lớn, chỉ dài 12m và rộng 1.4m nhưng chúng tôi thực hiện bài bản, có cả ban quản lý để kiểm tra, giám sát” – bà Nguyễn Thị Thu cho biết.

Sau hơn một tháng cây cầu bê tông bắc qua sông Gạo được hoàn thành với số tiền xây dựng là gần 100 triệu đồng; số tiền nhỏ còn dư lại từ các khoản đóng góp của nhân dân được sử dụng làm quỹ, trước mắt là hỗ trợ các hộ nghèo vay phát triển kinh tế, sau được dùng để sửa chữa nếu cầu có hư hỏng. Cây cầu bê tông vươn mình thay thế cho chiếc cầu tre lắt lẻo được thông tuyến, người dân ở các phường Vĩnh Hưng, MaiYỄ Động và khu dân cư số 13 phường Hoàng Văn Thụ ai cũng vui mừng phấn khởi, nhất là trẻ em đi học, đi sinh hoạt hè; phụ nữ đi chợ và tham gia hoạt động xã hội thật tiện lợi. Đã 3 năm trôi qua kể từ ngày đi vào hoạt động, cây cầu đã thực sự nối những niềm vui đến mọi người.

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

     (Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu dân cư số 5,

Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.