Những người "vượt lên số phận"

Chia sẻ

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người có H cũng như những người có nguy cơ cao đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ các tuyến đầu chống dịch.

Hai năm nay, dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, thế nhưng, chị M.H.A (sinh năm 1977, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn không quản ngại khó khăn do dịch bệnh, đã đồng lòng hỗ trợ những người nhiễm H tại cộng đồng từ kiến thức, thuốc điều trị và tạo việc làm cho người nhiễm H bị mất việc do dịch.

Các hội viên phụ nữ phường Đức Thắng biểu diễn văn nghệ tại 1 buổi tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sởCác hội viên phụ nữ phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm biểu diễn văn nghệ tại 1 buổi tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sở.

Chị H.A hiện là Chủ nhiệm nhóm Ban Mai Đông Anh. Trong suốt quá trình hoạt động, nhóm Ban Mai Đông Anh đã hỗ trợ những phụ nữ sống chung với HIV lây từ chồng trên địa bàn huyện, động viên về tâm lý, cung cấp thông tin liên quan đến HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV, cùng đó là giới thiệu việc làm cho các thành viên trong nhóm. Trong năm 2021, nhiều chị em bị mất việc do dịch. Nhờ sự tư vấn của chị, nhiều chị em đã mạnh dạn đầu tư bán các đồ khô, thu nhập ổn định.

Hai năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhóm của chị đã xin hỗ trợ về dinh dưỡng, lương thực thực phẩm cho hơn 100 trường hợp. Ngoài ra, nhóm cũng xin được 7 suất học bổng cho 7 em trị giá 2 triệu đồng/trẻ; kết nối với các tổ chức cho các thành viên nòng cốt của nhóm trẻ vị thành niên có các buổi tập huấn để nâng cao năng lực cũng như kiến thức, giao lưu trao đổi kiến thức cho nhóm trẻ vị thành niên dưới sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ…

Không chỉ làm chủ cuộc sống của mình, chị M.A còn giúp đỡ những phụ nữ khác vượt lên khó khăn...Không chỉ làm chủ cuộc sống của mình, chị M.A còn giúp đỡ những phụ nữ khác vượt lên khó khăn...

Với những người nhiễm “H” dám đối diện với sự thật và vượt qua sóng gió cuộc đời như chị H.A là tấm gương về nghị lực sống dù trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt nhất. Bỏ lại phía sau sự tự ti, mặc cảm, họ đã góp sức cùng cộng đồng làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS bằng chính câu chuyện thật của đời mình. 

Không chỉ chị M.A, chị V (trưởng nhóm Hi vọng ở An Giang) cũng đã giúp rất nhiều người nhiễm HIV/AIDS ở địa phương vượt qua mặc cảm, tự ti, làm chủ cuộc sống. Chị hướng dẫn người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV, đồng thời, kết nối nhiều nơi để dạy cho các thành viên làm móc khoá, tranh thêu, may màn, và tìm mối tiêu thụ. Chị cũng vay thêm 50 triệu đồng từ ngân sách xã hội lập quỹ cho gia đình người nhiễm HIV làm vốn sinh kế. Nhờ đó, cuộc sống của họ khá lên trông thấy.

Trong đại dịch Covid-19, CLB đồng cảm phòng chống HIV/AIDS phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên những gia đình có người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà cho con em các thành viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi kịp thời gia đình hội viên có người thân ốm đau, qua đời. Nhiều chị em khá giả đã cho vay vốn không lấy lãi, lập quỹ vay vốn giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn đầu tư chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ, ổn định kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. "Đợt giãn cách xã hội, chúng tôi thường xuyên trợ cấp gạo, lương thực giúp các chị vượt qua khó khăn trước mắt. Những hoạt động sẻ chia, đồng cảm, tương thân tương ái ấy của CLB đã được ông Tạ Minh Luận, một cộng tác viên trong CLB xúc động: “Ta chung tay xây dựng những ước mơ/ Bằng những lời ca, lời động viên, như vườn hoa đẹp nhất/ Những thành quả hôm nay ta có được/ Từ tình yêu thương nhau, ý chí với niềm tin…” - bà Phạm Thanh Tâm, Chủ nhiệm CLB đồng cảm phòng chống HIV/AIDS phường Đức Thắng cho biết.

Thời gian qua, người có H cũng như các nhóm cộng đồng, các mạng lưới ngoài vai trò cung cấp các dịch vụ như truyền thông, phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, chuyển các đối tượng đến các cơ sở y tế nhận dịch vụ thích hợp hay chăm sóc tại nhà, các tổ chức xã hội còn cung cấp các dịch vụ khác như: tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hay vận động chính sách, tham gia lập kế hoạch và theo dõi, đánh giá.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xảy ra thì người có H cũng như những người có hành vi nguy cơ cao là nhóm người bị ảnh hưởng lớn. Dịch Covid-19 có thể dẫn đến gián đoạn cung cấp các dịch vụ HIV cho những người nhiễm HIV và những người nguy cơ nhiễm HIV đặc biệt đối với những người chưa được tiếp cận với xét nghiệm chuẩn đoán điều trị, hoặc chưa được ức chế virus. Bên cạnh đó, việc duy trì điều trị và các vấn đề xã hội do ảnh hưởng Covid-19 cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhất là khi lực lượng y tế đã mỏng lại còn bị quá tải công việc.

Trong bối cảnh này, có rất nhiều các sáng kiến nhằm hỗ trợ nhau của các nhóm cộng đồng đã được triển khai và phát huy, có thể kể đến như: Mạng lưới hỗ trợ đồng đẳng liên tỉnh online trên zalo (với sự tham gia của hơn 500 trưởng nhóm) để hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ các trường hợp kẹt tại thành phố muốn chuyển về địa phương sinh sống, hỗ trợ chuyển điều trị, vay thuốc khẩn cấp...; chia sẻ các gói hỗ trợ lương thực thực phẩm cho cộng đồng; Hỗ trợ tư vấn online, nhận thuốc và chuyển thuốc tới nhà cho khách hàng, đặc biệt tại khu vực cách ly, cung cấp các gói dự phòng Covid-Ppe (khẩu trang, nước rửa tay, kính), dự phòng HIV (bao cao su, bôi trơn, tự xét nghiệm HIV, tài liệu...); tư vấn và hỗ trợ tâm lý online cho khách hàng gặp các vấn đề tâm lý; Tổ chức các livestream  giải đáp thắc mắc về Covid, HIV, BHYT, vacxin và an toàn mùa dịch...

“Một lần nữa, cần khẳng định vai trò không thể thiếu được của các nhóm cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần vào thành công của việc khống chế đại dịch HIV/AIDS cũng như nâng cao nhận thức của người dân, giảm tỷ lệ lây truyền HIV tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ cao đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang còn diễn ra rất phức tạp” – PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.