Những thảm án do bạo lực gia đình

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -TAND TP Hà Nội vừa đưa bị cáo Chu Đăng Sáu (SN 1959, trú tại Ba Đình, Hà Nội) ra xét xử về tội Giết người. Bị hại trong vụ án chính là vợ của Sáu.

Những thảm án do bạo lực gia đình - ảnh 1
Bị cáo Chu Đăng Sáu tại tòa.

Theo cáo trạng, Chu Đăng Sáu và vợ là bà H.T.T (SN 1959) cùng trú tại phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Khoảng 19h ngày 28/3/2022, khi đang cãi nhau với vợ, Sáu đã dùng tay đẩy vợ ngã xuống nền nhà, đấm đá và đập đầu bà T xuống nền nhà chảy máu. Sau đó, đối tượng còn liên tiếp siết cổ vợ 2 lần cho đến chết. Sau khi thực hiện hành vi tàn độc, thấy bà T không còn hơi thở, Sáu rút 2 đoạn dây dù khỏi cổ vợ, cất vào vị trí cũ, sau đó bỏ đi uống bia. Nửa đêm ngày 29/3/2022, Sáu trở về nhà, lại kiểm tra, thấy vợ đã chết, đối tượng dùng tay kéo vợ dựa lưng vào tường, sau đó gọi điện cho con gái lên đưa mẹ đi cấp cứu. 

Để phi tang bằng chứng, Sáu lấy khăn lau máu ở mặt, tay vợ, rồi dùng cây lau nhà lau nền nhà xung quanh vị trí Sáu siết cổ vợ rồi giặt và cất vào vị trí cũ. Một lúc sau, vợ chồng con gái đến, thấy mẹ bất tỉnh, ngồi dựa lưng vào tường nên đã chở đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ thông báo bà T chết trước khi vào viện.

Lúc 6h30 phút cùng ngày, anh C.Đ.S (SN 1993), con thứ hai của Sáu đến Công an phường Thành Công trình báo việc mẹ mình đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng bác sĩ thông báo đã chết trước khi vào viện và xin giấy báo tử cho bà T. Công an phường đã xác minh tại bệnh viện, xác định trên cơ thể của bà T có nhiều vết thương tích, cổ có dấu hiệu bị siết nên đã báo Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình. Cơ quan điều tra đã triệu tập Chu Đăng Sáu và những người liên quan đến làm việc để làm rõ nguyên nhân tử vong của bà T. Sau nhiều ngày đấu tranh, tại CQĐT, cùng với những chứng cứ, kết quả giám định, cuối cùng Sáu đã cúi đầu nhận tội.

Trước tòa, bị cáo Chu Đăng Sáu thừa nhận hành vi gây ra cái chết cho vợ và ăn năn. Ông ta gửi lời xin lỗi tới gia đình vợ và các con, đồng thời mong muốn được tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bà T, vì vậy cần có hình thức trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, xem xét việc bị cáo thành khẩn, có nhân thân tốt và không có tình tiết tăng nặng nên tòa tuyên phạt 20 năm tù về tội “Giết người”.

Luật sư Nguyễn Huế, Công ty luật XTVN, Đoàn luật sư TP Hà Nội trăn trở, án mạng trong gia đình luôn để lại những ám ảnh suốt đời cho hung thủ và những người thân của họ. Bản án trước Tòa hay bản án lương tâm cũng không bao giờ bù đắp, hàn gắn được những đau thương, mất mát. Sau tất cả, hệ lụy để lại là sự ảnh hưởng vô cùng lớn trong tâm lý của những đứa trẻ. Có những em nhỏ đã bỏ nhà đi, còn những em bé thì vô cùng lo sợ, thậm chí nhìn thấy bố là ám ảnh, không dám gặp hay lại gần, ra tòa chỉ một mực xin ở với mẹ.

Hiện nay, tình trạng chồng bạo hành vợ ngày càng tăng và càng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, trong những trường hợp vợ bị chồng hành hung, đánh đập thì cần phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan công an có thẩm quyền để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của mình, cũng như tâm lý của con trẻ. 

Khi những mâu thuẫn, hiểu lầm, sai trái không được giải quyết đến nơi đến chốn sẽ trở thành nỗi ám ảnh đối với người trong cuộc. Đến một lúc nào đó, giọt nước tràn ly, sẽ sinh ra tội ác. Để ngăn ngừa các mâu thuẫn kéo dài có thể dẫn đến án mạng gia đình đau lòng, lực lượng cảnh sát khu vực, tổ dân phố, tổ hòa giải, các tổ chức đoàn thể địa phương và hàng xóm, láng giềng cần chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, các hành vi bạo lực xảy ra trong các gia đình để kịp thời hòa giải mâu thuẫn ngay từ khi mới phát sinh, không để tích tụ kéo dài, thậm chí có thể trấn áp với những hành vi đe dọa nguy hiểm đến tính mạng…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.