Những việc người cao tuổi cần làm để không bị virus Covid-19 "tấn công"

Chia sẻ

Người cao tuổi được cho là nhóm có nguy cơ tử vong cao nếu bị nhiễm Covid -19. Vì vậy, việc phòng chống ngay từ ban đầu là rất cần thiết.

Để không bị virus corona (Covid-19) 'tấn công', người cao tuổi cần nâng cao thể trạng, ăn đủ chất và uống đủ nước. Hạn chế ra ngoài và tụ tập ở những nơi đông người.

Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, người cao tuổi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch “thờ ơ” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Hơn nữa, các hàng rào bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên như mũi, họng đáp ứng rất kém. Vì vậy, các mầm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) thông qua đường hô hấp trên xâm nhập vào đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) dễ dàng và gây bệnh tại đó.

Người cao tuổi là nhóm dân số cần được chăm sóc sức khỏe thường xuyên để phòng trách dịch Covid-19Người cao tuổi là nhóm dân số cần được chăm sóc sức khỏe thường xuyên để phòng trách dịch Covid-19

Ở người cao tuổi, hệ hô hấp kém dần theo năm tháng, lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém…Chính vì vậy, rất khó để chống lại các tác nhân như virus, vi khuẩn “tấn công”.

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa TW, một người cao tuổi Việt Nam trung bình mănắc 2,6 bệnh, con số này sẽ là 6,8 bệnh ở nhóm trên 80 tuổi. Để bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19, người cao tuổi cần lưu ý làm những việc sau đây.

Trước hết, người cao tuổi cần nâng cao thể trạng, bao gồm điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, bác sĩ Khiêm đưa ra lời khuyên.

Ăn đủ chất, uống đủ nước: Người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý ăn đủ chất và uống đủ nước. Việc ăn uống quá ngặt nghèo sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, gây suy yếu hệ miễn dịch. Lượng nước nên cung cấp cho cơ thể hàng ngày từ 1,5 - 2l, và không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hạn chế ra ngoài: Dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài. Đặc biệt, là những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định.

Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc bác sĩ gia đình. Trường hợp hợp bệnh diễn biến xấu cần kịp thời cấp cứu và điều trị.

Tránh tập trung đông người, cần giữ vệ sinh chung: Nếu bắt buộc phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, nên sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Môi trường sống cần thông thoáng: Đây là việc mà người cao tuổi nên lưu tâm. Môi trường sinh hoạt cần phải thông thoáng, không khí nên được trao đổi, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phối hợp các cơ quan liên quan có các hành động cụ thể nhằm tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người cao tuổi, người có các bệnh lý và các đối tượng có nguy cơ khác.


                                       Theo N. Minh/ Báo Ngày mới online

Theo http://hoinguoicaotuoi.vn/c/nhung-viec-nguoi-cao-tuoi-can-lam-de-khong-bi-virus-corona-tan-cong-5170.htm

Tin cùng chuyên mục

Ngày Quốc tế lao động 1/5 - Ngày hội của giai cấp công nhân

Ngày Quốc tế lao động 1/5 - Ngày hội của giai cấp công nhân

(PNTĐ) - Tháng 5 là tháng có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ, đoàn viên và người lao động khi có Ngày Quốc tế lao động 1/5 - Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Tháng 5 còn là Tháng Công nhân đồng thời là Tháng hành động về an toàn vệ sinh, lao động, Tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động.