Nỗ lực bảo vệ quyền của phụ nữ

Chia sẻ

Tòa án ở miền Nam Trung Quốc đã tuyên phạt 7.560 USD đối với công ty sa thải nữ nhân viên mang thai do nhân viên này đã ngủ gật trong ca làm việc đêm.

Công lý dành cho lao động nữ

Vào tháng 4/2019, Xiaoyi được công ty chuyển sang làm việc ca đêm tại bộ phận thu phí bãi xe. Cô sau đó bị buộc thôi việc vào tháng 6/2019 do quản lý cho rằng cô đã vi phạm nghiêm trọng nội quy khi ngủ gật tới bốn lần (mỗi lần từ 6-28 phút) trong ca làm việc ban đêm và từ chối bồi thường. Xiaoyi cho biết công ty đã tự động điều chỉnh cô sang bộ phận ban đêm mà không có sự đồng ý hay bất cứ câu hỏi nào về tình trạng sức khoẻ của cô. Vượt qua những lời đe doạ, cô đã gửi đơn kiện và yêu cầu được bồi thường 48.146 nhân dân tệ (tương đương 7.560 USD) và đã được tuyên thắng.

Tuy nhiên, công ty nơi cô làm việc đã “không để yên” cho cô khi liên tục gửi các đơn kháng cáo đến nhiều toà án ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, may mắn là những kháng cáo này đều bị bác bỏ. Phán quyết của các tòa án đều cho rằng việc sa thải nữ nhân viên là không hợp lý do thời điểm cô ngủ gật có ít phương tiện ra vào bãi đậu xe. Đặc biệt, việc cô bị điều chuyển làm ca đêm trong khi đang mang thai là không thể chấp nhận. Do đó các toà án đã yêu cầu công ty phải bồi thường đầy đủ theo đúng yêu cầu của nguyên đơn.

Sự việc của Xiaoyi không phải là điều hiếm gặp ở Trung Quốc. Năm 2018, dư luận nước này đã dậy sóng khi một trung tâm y tế tư nhân có trụ sở tại Nam Kinh đã sa thải một phụ nữ với lý do cô từ chối công việc của điều dưỡng bởi chuyên môn là bác sĩ. Lời biện minh của quản lý trung tâm y tế này là để cô “có thể được nghỉ nhiều ngày hơn sau khi sinh con”. Tuy nhiên điều chuyển công việc cũng đồng nghĩa với phúc lợi giảm, cô đã khiếu nại đến trọng tài lao động và được tuyên thắng. Cô nhận được khoản tiền bồi thường tương đương 9.430 USD.

Quốc hội Singapore bỏ phiếu cho Quốc hội Singapore bỏ phiếu cho "Sách trắng về sự phát triển của phụ nữ" vào ngày 5/4/2022  Ảnh: Channel News Asia

“Sách trắng” bảo vệ phụ nữ

Là một trong những quốc gia tiên phong, Chính phủ Singapore đã ban hành “Sách trắng về sự phát triển của phụ nữ”, trong đó đề xuất “Nguyên tắc ba bên về thực hành việc làm công bằng đối với nữ giới”. Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Lực lượng lao động Singapore, Gan Siow Huang cho biết, đây là một tín hiệu mạnh mẽ thể hiện sự quyết tâm của cơ quan lãnh đạo, khẳng định sẽ không dung thứ cho sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, nhất là đối với phụ nữ.

Theo đó, Ủy ban Ba bên về thực hành việc làm công bằng sẽ xem xét các đề xuất mới, nổi bật là việc khuyến khích mọi người tố cáo sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc bất kể họ là người chứng kiến hay là nạn nhân.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm để giải quyết các khiếu nại hoặc giải trình về sự phân biệt đối xử, đồng thời phải đảm bảo bí mật thông tin của người khiếu nại và nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi trả đũa dưới bất cứ hình thức nào. Cũng theo bà Gan, hướng dẫn ba bên sẽ được áp dụng vào năm 2024. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sắp xếp công việc một cách linh hoạt và phải xem xét những yêu cầu từ nhân viên một cách công bằng.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn trao cho người lao động “đặc quyền” trong việc chấp nhận hoặc từ chối các yêu cầu của người sử dụng lao động dựa trên nhu cầu của họ. Chính phủ Singapore đặt mục tiêu ngay trong năm 2022, sẽ đưa tỷ lệ áp dụng “Nguyên tắc ba bên về thực hành việc làm công bằng đối với nữ giới” từ 27% lên 40% vào cuối năm.

“Sách trắng” cũng là cơ sở để duy trì những nỗ lực cơ bản nhằm hỗ trợ sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống. “Sách trắng” cũng bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và giúp phụ nữ vượt qua những định kiến giới đang hiện hữu. Bộ Nhân lực và Lực lượng lao động Singapore đang xem xét hợp tác với nhiều tổ chức hơn nhằm bổ sung các dịch vụ giúp tiếp cận những phụ nữ muốn trở lại làm việc sau một thời gian dài nghỉ việc.

PHÚ ĐỖ

Tin cùng chuyên mục

Tăng hàm lượng chất xám vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Tăng hàm lượng chất xám vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Cần có chính sách đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học- công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà. Làm thế nào để khơi thông nội lực, phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Đây cũng chính là nội dung tọa đàm “Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo” do Hội LHPN Hà Nội tổ chức sáng ngày 18/5, trong khuôn khổ “Ngày hội Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.