Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nỗ lực xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng DTTS ở Bắc Kạn

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những hoạt động thiết thực trong triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025) đã góp phần xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hoá có hại cũng như một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Kạn.

Trong 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 các nhóm đối tượng thụ hưởng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm dân tộc thiểu số (DTTS), hộ khó khăn. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đã giúp hội viên và nhân dân dần thay đổi được nhận thức trong nếp nghĩ, cách làm, góp phần xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hoá có hại cũng như một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Kạn.

Bà Phan Thị Na, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn đã có những trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô xung quanh vấn đề này. 

PV:  Thưa bà, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã được Hội LHPN tỉnh triển khai và đã đạt được những kết quả như thế nào?

Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN tỉnh thành lập Ban Điều hành Dự án DA8; xây dựng kế hoạch và thực hiện ra mắt điểm 7 tổ truyền thông cộng đồng/7 huyện với 70 thành viên tham gia. Đồng thời, tổ chức 22 cuộc truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới, bình đẳng giới, phòng chống xâm hại trẻ em… có trên 1.500 đại biểu tham dự. Toàn tỉnh đã thành lập và duy trì 266/380 tổ truyền thông cộng đồng. Xây dựng 7 video, clip về tăng cường xoá bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới; xây dựng chương trình talk show “Phụ nữ Bắc Kạn nỗ lực hướng tới bình đẳng giới”; Chương trình phát thanh tiếng Tày và tiếng Mông “Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết”, “phòng, chống mua bán người”…

Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình” cấp tỉnh. Triển khai cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất năm 2023, với tên gọi “Lắng nghe con nói”.  Hội LHPN tỉnh đã tổ chức ra soát nhu cầu của tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ.

Đồng thời tổ chức 2 lớp tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ các tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ cho cán bộ hội LHPN huyện, xã, các HTX thuộc các xã trong vùng Dự án 8. Đến nay các huyện đã tổ chức ra mắt thành lập được 13/40 “Địa chỉ tin cậy” trên địa bàn tỉnh (dự kiến đến 31/12/2023 hoàn thành chỉ tiêu này). Toàn tỉnh đã thực hiện được 80/181 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Đã thành lập 25 Câu lạc bộ thủ lĩnh, góp phần cho trẻ em trong các trường học thuộc vùng đồng bào đân tộc thiểu số (DTTS) nói lên tiếng nói của mình, được bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình, trong nhà trường và được cộng đồng bảo vệ. Toàn tỉnh có 47 cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực.

Nỗ lực xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng DTTS ở Bắc Kạn - ảnh 1
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Đính, xã Nghiên Loa, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn)

PV: Những khó khăn và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện Dự án 8 thưa bà?

Trong quá trình thực hiện Dự án 8, vẫn còn một số tồn tại như: Tiến độ thực hiện nhiều nội dung thành phần của Dự án chậm, tỷ lệ giải ngân thấp; Không có kinh phí duy trì hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ thủ lĩnh nên còn khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong các cuộc truyền thông, nói chuyện chuyên đề, đối thoại chính sách tại các thôn bản không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương tại các thôn bản đặc biệt khó khăn, nhiều đại biểu di chuyển từ nhà ra xã rất xa…

Do vậy còn một số khó khăn trong việc triệu tập, huy động đại biểu tham gia các cuộc truyền thông, đối thoại chính sách. Nguyên nhân là do Dự án 8 là nhiệm vụ mới đối với các cấp Hội nên nhiều nội dung còn lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện; quá trình thực hiện vừa nghiên cứu, vừa chờ Trung ương Hội tập huấn, làm điểm, tỉnh Hội mới tiến hành triển khai thực hiện.

Một số nội dung trong kế hoạch, hướng dẫn TƯ Hội rất rõ và cụ thể và giao chỉ tiêu về các tỉnh, thành để thực hiện, nhưng trong Thông tư 15 và 55/2023/TT - BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi không có mục chi, một số nội dung hướng dẫn chi chưa rõ nên khó khăn trong triển khai thực hiện.

 

PV: Để thực hiện hiệu quả hơn nữa Dự án 8, phương hướng và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là gì, thưa bà?

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cấp Hội tập trung rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung thành phần của Dự án theo Thông tư 55 của Bộ tài chính và hướng dẫn của Trung ương Hội. Chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương duy trì và thành lập các tổ truyền thông cộng đồng đạt chỉ tiêu giao. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cán bộ, hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Tổ chức các hội thi, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề, chiến dịch truyền thông… một cách sáng tạo sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em. 

Nghiên cứu, tập huấn, hỗ trợ các tổ nhóm sinh kế, tổ HTX, do phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản. Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Chỉ đạo các cấp Hội tổ chức đối thoại chính sách tại cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn theo kế hoạch. Duy trì và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại các trường học và triển khai lồng ghép giới trong chương trình giáo dục các bậc học phổ thông, đặc biệt là trong trường Dân tộc nội trú. 

Thường xuyên hướng dẫn, giám sát, đôn đốc  việc triển khai thực hiện các nội dung Dự án tại các địa phương và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong chương trình Mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi tại các huyện, thành phố nhằm thực hiện Dự án đạt kết quả cao nhất.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...