Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm”

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 16/5, Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình thăm quan và trao đổi với chủ đề về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm”.

Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 1
Các nữ trí thức thành phố Hà Nội tham quan các điểm di tích lịch sử Phố cổ Hà Nội

Các nữ trí thức thành phố Hà Nội đã đi tham quan khu phố cổ Hà Nội bằng xe điện đến dâng hương ở Đền Bạch Mã, thăm Đình Kim Ngân, Hội quán Quảng Đông (Trung tâm văn hóa nghệ thuật) số 22 Hàng Buồm... 

Khai mạc buổi trao đổi với chủ đề về  “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm”, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội Bùi Thị An cho biết: Chương trình được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho hội viên về ý nghĩa, giá trị của khu phố cổ Hà Nội và trách nhiệm cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của khu phố cổ này.

Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 2
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, nguyên Phó Ban thường trực Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội (mặc áo sơ mi hồng) cùng các nữ trí thức tham quan các điểm di tích lịch sử Phố cổ

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, nguyên Phó Ban thường trực Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội thông tin, khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, chứa đựng hệ thống giá trị, lịch sử, văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể, nghệ thuật, kiến trúc và kinh tế quý báu về quá trình hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Sự tồn tại của nó, cho đến bây giờ, mặc dù không còn nguyên vẹn song vẫn mang tính đặc trưng của một đô thị cổ mà chỉ Hà Nội mới có.

Khu phố cổ Hà Nội đã được công nhận và xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội không chỉ là trách nhiệm của người dân phố cổ, của Hà Nội mà là của cả nước.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước, UBND Thành phố Hà Nội đã thực hiện được một số dự án bảo tồn, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội: Nhà truyền thống 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào, 51 Hàng Bạc, Đình Kim Ngân, Đền Quan Đế, Trung tâm văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ), Hội quán (22 Hàng Buồm)..., tổ chức phố đi bộ (Hồ Hoàn Kiếm), chợ đêm...

Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 3
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, nguyên Phó Ban thường trực Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội chia sẻ thông tin với các hội viên

"Hiện nay, khu phố cổ Hà Nội đang đứng trước nhiều biến động to lớn và phức tạp của sự thích ứng với đời sống xã hội phát triển. Quá trình đô thị hóa nhanh của Hà Nội tác động không nhỏ đến môi trường thiên nhiên và con người, làm khu phố cổ Hà Nội bị biến dạng và xuống cấp nghiêm trọng, cần phải được bảo tồn, tôn tạo. Đây là việc làm khó khăn, phức tạp, cần sự thống nhất của các cấp chính quyền và người dân"- Tiến sĩ, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn nhấn mạnh.

Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 4
Phó Trưởng ban Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu phố cổ

Phó Trưởng ban Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan đã thông tin về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu phố cổ Hà Nội, công tác thương mại dịch vụ và du lịch...

Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 5
Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội Bùi Thị An bày tỏ, Hội Nữ trí thức Hà Nội kết luận buổi tọa đàm
Nữ trí thức Hà Nội trao đổi chía sẻ về “Phố cổ Hà Nội – Thực trạng, giá trị và trách nhiệm” - ảnh 6
Các nữ trí thức thành phố Hà Nội chụp hình lưu niệm tại Đình Kim Ngân ở số 44 Hàng Bạc, Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm

Kết luận buổi chia sẻ thông tin về phố cổ Hà Nội, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội Bùi Thị An khẳng định: "Hội Nữ trí thức Hà Nội sẽ luôn đồng hành với người dân phố cổ nói riêng, Hà Nội nói chung, góp sức bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội để phố cổ Hà Nội mãi là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quý báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách, linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến".

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.