Viện Kinh tế Bưu điện:

Nửa thế kỷ đồng hành cùng đất nước, vững bước vươn mình trong kỷ nguyên số

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 24/5, Viện Kinh tế Bưu điện, trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1975-2025) tại Hà Nội. Sự kiện không chỉ là dấu mốc quan trọng để ôn lại hành trình nửa thế kỷ đầy tự hào mà còn là dịp để tri ân sâu sắc những đóng góp quý báu của các thế hệ cán bộ, nhân viên, giảng viên, nghiên cứu viên, đồng thời lan tỏa tinh thần đoàn kết và phát triển bền vững vì tương lai.

Buổi lễ cũng là cầu nối gắn kết các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và đối tác đã đồng hành cùng Viện trong suốt chặng đường lịch sử.

Nửa thế kỷ cống hiến và đồng hành cùng đất nước

Viện Kinh tế Bưu điện (Viện) được thành lập vào năm 1975 với tên gọi ban đầu là Viện Kinh tế và Quy hoạch Bưu điện. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Viện đã luôn đồng hành cùng sự lớn mạnh của ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước vừa hoàn toàn giải phóng, bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và xây dựng xã hội chủ nghĩa, Viện Kinh tế Bưu điện ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cấp thiết của ngành Bưu điện.

Nửa thế kỷ đồng hành cùng đất nước, vững bước vươn mình trong kỷ nguyên số - ảnh 1
Viện Kinh tế Bưu điện có quá trình 50 năm đồng hành với ngành Bưu chính Viễn thông. Ảnh: L.P

Với chức năng nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách, Viện đã gặt hái nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực kinh tế bưu điện và công nghệ thông tin – truyền thông. Hàng trăm đề tài khoa học các cấp, từ đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp, đã được Viện triển khai thành công và 100% kết quả đều được ứng dụng vào thực tế mạng lưới. Đây là minh chứng rõ nét cho năng lực nghiên cứu và khả năng ứng dụng khoa học vào thực tiễn của Viện.

Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, Viện Kinh tế Bưu điện cũng là cái nôi đào tạo hàng nghìn học viên ở cả hệ chính quy và vừa làm vừa học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành và xã hội. Không chỉ dừng lại ở đào tạo dài hạn, Viện còn tích cực tổ chức các khóa ngắn hạn, bồi dưỡng cán bộ cho các đơn vị trong ngành cũng như tăng cường và đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế với các trường đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Hoạt động hợp tác quốc tế tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và nâng tầm chất lượng đào tạo, nghiên cứu.

Viện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng chính sách chiến lược cho ngành Thông tin – Truyền thông và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Những đóng góp này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý.

Vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số

Theo TS. Trần Đình Nam – Phó Viện trưởng, Phụ trách Viện Kinh tế Bưu điện:  Viện đang đứng trước thời khắc khác ý nghĩa, thời khắc tròn 50 tuổi. Tuổi 50 là tuổi của trưởng thành và phát triển, trưởng thành nhờ kế thừa thành quả, kinh nghiệm và đóng góp của các thế hệ, phát triển nhờ quá trình tích lũy đã dày dặn để đủ tin tưởng và vững vàng bước vào con đường phía trước.

Nửa thế kỷ đồng hành cùng đất nước, vững bước vươn mình trong kỷ nguyên số - ảnh 2
Viện Kinh tế Bưu điện định hướng trở thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ảnh: L.P

Ông cũng nhấn mạnh: Nửa thế kỷ đã qua là một hành trình thật nhiều cung bậc và màu sắc, nhưng vô cùng ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên của Viện khi được cống hiến và đóng góp một phần cho sự nghiệp phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông, cũng như của xã hội.

Trên cơ sở những định hướng vươn mình của đất nước cùng tầm nhìn, chiến lược phát triển toàn diện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Viện Kinh tế Bưu điện đã xác định rõ định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 sẽ trở thành Viện nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về đổi mới sáng tạo và kinh tế số. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là điểm đột phá để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo.

Viện hướng tới mục tiêu sớm trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số quốc gia với ba trụ cột chính: Hệ thống quản trị số; cng ứng dịch vụ số; và phát triển xã hội số - thu hẹp khoảng cách số.

Với bề dày kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được, cùng với định hướng phát triển rõ ràng trong kỷ nguyên số, Viện Kinh tế Bưu điện đang nỗ lực không ngừng để tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển của ngành Thông tin – Truyền thông nói riêng và của đất nước nói chung.

Đây là cam kết cho một tương lai nơi Viện sẽ tiếp tục là ngọn cờ đầu trong việc kiến tạo tri thức, bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng.

TS Trần Đình Nam cũng khẳng định sự ủng hộ và đóng góp không ngừng của các thế hệ là nguồn động viên quý báu, giúp Viện vượt qua mọi khó khăn và vững bước phát triển, sẵn sàng tiếp tục đồng hành và cống hiến cho sự phát triển của ngành và xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.