Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10):

Phát huy vai trò “Tuổi cao-Gương sáng”

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày Quốc tế Người cao tuổi (NCT) năm nay có chủ đề “Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò NCT - Chủ động thích ứng với già hóa dân số” với mong muốn tôn vinh những đóng góp của NCT trong xã hội, bằng kinh nghiệm của mình, NCT đã và đang cùng thế hệ trẻ đóng góp phát triển xã hội.

Phát huy vai trò “Tuổi cao-Gương sáng” - ảnh 1
Trung tâm y tế huyện Thạch Thất tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi

NCT vẫn đang đóng góp hăng say cho sự phát triển đất nước
Năm nay 73 tuổi, ông Âu Xuân Sửu (phường Việt Hưng, quận Long Biên) vẫn miệt mài với vai trò cán bộ phụ trách liên gia và cán bộ dân chính tổ dân phố số 2. Mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, người ta đều sẽ gặp ông cùng mọi người ra quân tổng vệ sinh tại Nhà văn hóa Tổ dân phố số 2 và ngõ 80 Hoa Lâm. Ông Sửu “nổi tiếng” không chỉ bởi luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, đóng góp cho sự phát triển của khu dân cư, mà còn ở sự hăng say và luôn tìm tòi các cách làm hay, làm đẹp cho tổ dân phố. Ông đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 vào trong công tác quản lý dân cư ở phạm vi liên gia mình phụ trách. Ông là người áp dụng ứng dụng Zalo nhóm liên gia đầu tiên của tổ dân phố. Kết quả giúp ông tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, đạt hiệu quả cao. Thay vì phải đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, thông tin tuyên truyền từ phường, từ tổ đến các hộ gia đình vẫn thông suốt, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. 

Ngoài việc đảm nhận công tác quản lý dân cư ở liên gia, ông Âu Xuân Sửu còn là người mẫu mực trong việc rèn luyện thể lực hàng ngày, ông được tổ dân phố tín nhiệm và bầu là phó Chủ nhiệm CLB Thể dục - thể thao của tổ dân phố. Ông Sửu còn vận động cộng đồng trong hẻm nơi mình sinh sống cùng chung tay bảo vệ môi trường  xanh, sạch, đẹp, xóa bỏ 1 chân rác ở đầu hẻm thành một dãy cây xanh đẹp mắt. Với những đóng góp tích cực của mình, ông Sửu nhiều năm được UBND phường khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gia đình ông liên tục đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. 

Những NCT hăng hái, nhiệt huyết như ông Sửu không hề hiếm. Theo Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Nguyễn Thanh Bình, hiện nay cả nước có trên 6,5 triệu NCT tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, 656.000 người tham gia công tác đảng, đoàn thể, thanh tra nhân dân, hòa giải cơ sở; trên 300.000 người tham gia các tổ an ninh nhân dân phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở cơ sở…

Trong giai đoạn 2017-2022, NCT cả nước đã đóng góp hơn 10,6 triệu ngày công, đóng góp kinh phí, hiến 2,4 triệu mét vuông đất để xây dựng, sửa chữa đường làng, kênh mương, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, nơi sinh hoạt cộng đồng, với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.

 Theo Thạc sỹ Vũ Thái Hạnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, với tốc độ già hóa dân số nhanh hiện nay, việc tận dụng tiềm năng, lợi thế của NCT có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, sự bền vững của gia đình, bảo đảm quyền của NCT. Ở góc nhìn tích cực, NCT là một nguồn lực tri thức, kinh nghiệm, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Do đó, tiếp cận chính sách cần hướng đến tạo việc làm, giải trí, tạo môi trường để tận dụng kinh nghiệm, tri thức, năng lực của NCT.

Bình đẳng cho phụ nữ cao tuổi
Báo cáo già hóa dân số và NCT ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy, phụ nữ cao tuổi và NCT ở nông thôn vẫn chiếm đa số trong các nhóm có trình độ học vấn thấp; tỷ lệ góa chồng của phụ nữ cao tuổi cao hơn bốn lần tỷ lệ góa vợ của nam giới cao tuổi. Cùng lúc đó, dù xu hướng “nữ hóa dân số cao tuổi” có xu hướng giảm xuống và được dự báo tiếp tục giảm nhưng chênh lệch giữa số phụ nữ và số nam giới ở độ tuổi càng cao vẫn lớn. Kể cả khi phụ nữ lớn tuổi tiếp tục đóng góp có ý nghĩa vào đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa của họ. Những đóng góp và kinh nghiệm của họ phần lớn vẫn bị hạn chế bởi những bất lợi về giới tính. Bởi vậy, bình đẳng giới cho phụ nữ cao tuổi chính là chìa khóa giúp già hóa thật sự khỏe mạnh.

Những năm qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động hướng về phụ nữ cao tuổi, NCT như: Đẩy mạnh tuyên truyền về thích ứng với già hóa dân số, dân số già; tăng cường chăm sóc, phát huy vai trò phụ nữ cao tuổi, NCT tiêu biểu, uy tín trong gia đình và cộng đồng để xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao dành cho phụ nữ cao tuổi. Các cấp Hội đã vận động, hỗ trợ phụ nữ cao tuổi phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh; phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho NCT; xây dựng thành công mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, CLB ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, CLB phụ nữ cao tuổi… thu hút sự tham gia tích cực của phụ nữ cao tuổi, được cộng đồng đánh giá cao. 

Thích ứng với già hóa dân số là yêu cầu bắt buộc, nếu chúng ta không xem người già là gánh nặng, thay đổi cách nhìn về NCT sẽ là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.