Diễn đàn Phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố Hòa bình-sáng tạo:

Phụ nữ Bát Tràng tiên phong ứng dụng công nghệ số

Hà Thị Vinh Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hà Nội là cái nôi làng nghề truyền thống lớn nhất cả nước với 1.350 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm, hàng ngàn năm tuổi. Nơi đây đã lưu giữ biết bao giá trị văn hóa và kinh tế qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Phụ nữ Bát Tràng tiên phong ứng dụng công nghệ số - ảnh 1
Các nữ nghệ nhân giới thiệu sản phẩm sáng tạo trên gốm sứ tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt. Ảnh: HL

Kể từ khi chưa có sản xuất công nghiệp, các sản phẩm từ các làng nghề đã đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống dân sinh và đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Cho đến nay, các sản phẩm làng nghề đã được đưa lên một tầm cao mới với biết bao mẫu mã đa dạng, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tạo nên nhiều sản phẩm có tính kỹ thuật và mỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Để các làng nghề truyền thống của Thủ đô ngày càng phát triển tạo nên công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, giúp cho các thế hệ trẻ con em trong các làng nghề có điều kiện làm giàu tại quê mình, vai trò của phụ nữ trong các làng nghề truyền thống vô cùng quan trọng. Và để giúp chị em trong các làng nghề của các thành viên Hiệp hội tại các địa phương, thời gian qua, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban, ngành của Hà Nội như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, Hội LHPN Hà Nội... đưa các chương trình đào tạo với các chủ đề: Đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và xúc tiến thương mại; Tham gia sàn thương mại điện tử; livestream bán hàng trên nền tảng số... đã đem lại hiệu quả rất thành công. 

Đặc biệt, nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, vì vậy các chủ thể do nữ làm chủ trong các làng nghề truyền thống đã biết tiếp cận đến các thiết bị tiên tiến của thế giới cũng như trong nước ứng dụng vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó đem lại giá trị và tính kỹ thuật, mỹ thuật cao, nâng được giá bán trên thị trường.

Công ty Gốm Quang Vinh do tôi lãnh đạo tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội cũng là một mô hình khá điển hình. Chúng tôi có công ty mẹ và hai công ty con là nhà máy sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu chi nhánh Quang Vinh tại Quảng Ninh với gần 300 công nhân, trong đó 90% là lao động nữ, trên 90% sản phẩm Quang Vinh là xuất khẩu cho thị trường quốc tế. Tại đây, Quang Vinh cũng đã xác định đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ là sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường quốc tế. 

Vì vậy, từ khi xây dựng nhà máy (năm 2003), Quang Vinh đã ứng dụng lò nung ga hoá lỏng với công nghệ tiên tiến của Đức thay cho lò than và củi, tận dụng lấy khí thừa từ lò nung để đưa vào sấy hàng mộc giảm phát thải, cải thiện môi trường làm việc cho công nhân. Quang Vinh đưa thiết bị tiên tiến vào cho các công đoạn sản phẩm giảm sức lao động cho công nhân nữ, ứng dụng máy công nghệ cao cho thiết kế khuôn cốt và mẫu mã.

Đặc biệt năm 2012, chi nhánh Quang Vinh nhận được giải Nhất của tỉnh Quảng Ninh cho đề tài nghiên cứu khoa học với dòng sản phẩm siêu mỏng, siêu nhẹ. Ứng dụng đề tài nghiên cứu này vào sản xuất, Quang Vinh đã tiết kiệm chi phí đầu vào cho nguyên liệu là 40%, nhiên liệu ga hóa lỏng là 25%, đặc biệt đưa được giá bán sản phẩm cao so với sản phẩm truyền thống lên được 15 - 20% giá trị vì sản phẩm có tính kỹ thuật và mỹ nghệ cao và chưa có đối thủ cạnh tranh.

Quang Vinh ứng dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2015, ứng dụng hợp lý hóa sản xuất theo tiêu chuẩn 5S của Nhật Bản. Từ những giải pháp trên của nhà máy sản xuất gốm sứ mỹ nghệ của Quang Vinh tại Quảng Ninh được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ. 

Ngoài ra, Quang Vinh còn có một công ty con tại Bát Tràng là Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt là mô hình doanh nghiệp xã hội. Đây cũng là một mô hình điển hình đã đưa được câu chuyện nghề vào trong kiến trúc, kể được câu chuyện lịch sử nghề gốm Bát Tràng, văn hóa nghề, tinh hoa ẩm thực. Đây cũng là nơi đón du khách trong và ngoài nước đặc biệt rất nhiều đoàn học sinh tại các trường quốc tế và Việt Nam đến trải nghiệm mang tính giáo dục rất cao. 

Các nghệ nhân - doanh nhân là nữ trong các làng nghề, phố nghề có được thế mạnh là được sinh ra từ làng nghề, được làng nghề nuôi dưỡng và tạo đam mê, được tham gia nhiều các tổ chức chính trị xã hội như Hội LHPN các cấp, tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp, được hưởng rất nhiều cơ chế chính sách giúp cho các làng nghề phát triển, trong đó thành phố Hà Nội có một chính sách riêng hỗ trợ cho chủ thể do nữ làm chủ. Đặc biệt, có nhiều lao động nữ có được tư duy tốt để định hướng cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chúng ta nhất định sẽ thành công để xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chưa bao giờ Thủ đô lại có một đội ngũ nữ nghệ nhân như giai đoạn này. Đây chính là tiềm năng, lợi thế để chúng ta góp phần gìn giữ được nghề truyền thống của ông cha tổ nghiệp, góp phần vào chương trình công nghiệp văn hóa của Thủ đô, hiện thực hóa Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", để làng nghề xứng đáng là 1 trong 5  trụ cột văn hóa của Thủ đô, đóng góp xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...