Quận Tây Hồ cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng ​

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Quận Tây Hồ cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định của Trung ương và Thành ủy về phát huy dân chủ ở cơ sở…, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được thành phố giao.

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở thành phố Hà Nội tại buổi  kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong công tác GPMB và quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn quận Tây Hồ sáng 9/5.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC quận Tây Hồ, quận có tốc độ đô thị hóa rất nhanh do có nhiều dự án trọng điểm của trung ương và thành phố đã và đang triển khai. Việc triển khai thực hiện tốt các quy định đã giúp cho nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ trong công tác GPMB, quản lý TTXD. Đồng thời, tạo được tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cán bộ, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của quận đề ra.

Quận Tây Hồ cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng ​ - ảnh 1
Quang cảnh cuộc kiểm tra.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Quận ủy Tây Hồ đã ban hành 6 chương trình công tác toàn khóa, đồng thời ban hành 50 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB, quản lý TTXD và công tác xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở. Đáng chú ý, Quận ủy Tây Hồ đã thành lập Tổ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách GPMB.

Từ năm 2022 đến hết quý I-2023, Tổ tuyên truyền GPMB quận đã phối hợp với các phường tổ chức 52 buổi tuyên truyền, vận động nhân dân trong diện GPMB một số dự án, như cải tạo môi trường mương thoát nước Thụy Khuê; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu; dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 3...

Hàng năm, Quận ủy đã chỉ đạo UBND quận công khai thông tin và tổ chức hội nghị đối thoại định kỳ 2 đợt/năm và đối thoại thường xuyên với Nhân dân về nội dung liên quan GPMB. Quận đã xem xét giải quyết 40/45 đơn khiếu nại và trả lời, phúc đáp công dân 259/260 đơn dân nguyện theo đúng quy định. Quận cũng chú trọng công khai, minh bạch trong công tác GPMB. Tính chung từ tháng 1-2022 đến hết quý I-2023, toàn quận đã tổ chức 41 buổi công khai tới toàn bộ người dân có đất bị thu hồi về các văn bản pháp lý liên quan đến việc triển khai thực hiện công tác GPMB đối với 41 dự án; tổ chức 150 buổi công khai các dự thảo phương án. Ngoài các hình thức công khai trực tiếp, quận còn phối hợp với UBND phường thông báo các văn bản có liên quan đến từng hộ dân, như: Quyết định phê duyệt phương án; quyết định thu hồi đất; phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư; thông báo nhận tiền và bàn giao mặt bằng...

Nhờ thực hiện tốt QCDC trong GPMB, quản lý TTXD nên trong nhiều năm qua, quận Tây Hồ đã hoàn thành khối lượng lớn công tác GPMB, đồng thời không có những bức xúc lớn tạo “điểm nóng”. Cụ thể, trong năm 2022 đến hết quý I-2023, toàn quận đã triển khai công tác GPMB đối với 41 dự án; 100% công trình được thiết lập hồ sơ TTXD để quản lý và tỷ lệ công trình xây dựng có phép trên địa bàn ngày càng tăng (đạt 99,71%).

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, thời gian qua, quận Tây Hồ đã triển khai bài bản, sáng tạo việc xây dựng và thực hiện QCDC trong các loại hình mới, nhất là công tác GPMB và quản lý TTXD. Ý kiến phát biểu của các địa phương, đơn vị đã phản ánh bức tranh khá toàn diện về việc triển khai QCDC; trách nhiệm của UBND quận và các phường trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả kiểm tra lần này cũng đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phối hợp với các cấp, ngành của thành phố nhằm triển khai có hiệu quả QCDC và hoạt động quản lý nhà nước.

Phát biểu kết luận cuộc kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã được Quận ủy Tây Hồ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt là việc xây dựng và triển khai việc thực hiện QCDC trong loại hình mới, trong đó có việc thực hiện QCDC trong công tác GPMB và quản lý TTXD. Theo đó,  Quận ủy, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC, UBND quận, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội quận đã ban hành 166 văn bản để tổ chức thực hiện.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại của quận, trong đó có việc một số công trình xây dựng không phép, sai phép; việc thực hiện QCDC trong công tác GPMB, quản lý TTXD có thời điểm còn chưa thường xuyên nên có một số trường hợp phải tổ chức thực hiện trình tự cưỡng chế, kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thu hồi đất…

Thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị quận Tây Hồ thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với việc khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC trong công tác GPMB; các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, thành phố về thực hiện dân chủ ở cơ sở, gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (có hiệu lực từ ngày 1-7-2023), cần gắn với thực hiện các văn bản của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng…

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của thành phố về thực hiện QCDC trong các loại hình mới, đặc biệt là trong công tác GPMB và quản lý TTXD; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC trong hai lĩnh vực này cho phù hợp với các văn bản mới ban hành.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị quận Tây Hồ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận các cơ quan Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tạo thuận lợi để nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép xây dựng; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đúng các quy định trong trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; song hành với tuyên truyền, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận của người dân đối với công tác GPMB và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Tin cùng chuyên mục

Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

(PNTĐ) - Đánh giá về vụ việc cháu bé 3 tuổi bị cô gái trẻ đưa đi khỏi trường mầm non ở Hải Phòng, TS. LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: Nếu người nào không có quyền quản lý, chăm sóc trẻ em nhưng lại tự ý đưa trẻ em ra khỏi nơi cư trú, nơi học tập, không có sự đồng ý của người quản lý, người giám hộ thì đó là hành vi có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

(PNTĐ) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức các đoàn công tác đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Việt Nam - Phần Lan ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động  đi làm việc tại Phần Lan

Việt Nam - Phần Lan ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động đi làm việc tại Phần Lan

(PNTĐ) - Từ ngày 13-15/01/2025, Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan do Bộ trưởng Arto Olavi Satonen là Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng thời tham dự nhiều sự kiện tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thúc đẩy mối quan hệ Phần Lan - Việt Nam.
 Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

(PNTĐ) - Những ngày giáp Tết nguyên đán Ất Tỵ, trong không khí lạnh se sắt của miền sơn cước, khi núi rừng vẫn còn chưa thức giấc, đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội với sự đồng hành của Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã lên đường đến với những bản làng xa xôi để trao tận tay bà con những phần quà Tết, những nguồn tiền hỗ trợ xây mái ấm, trao sinh kế ấm áp tình cảm của chị em phụ nữ Thủ đô.