Sân chơi lành mạnh cho đặc sản vùng miền

Chia sẻ

Từ nay đến hết năm 2020, dự kiến Hà Nội sẽ tổ chức 2 Hội chợ trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương để các sản phẩm OCOP của Hà Nội được nhiều người tiêu dùng biết đến, yên tâm vào chất lượng, thương hiệu của sản phẩm.

Sản phẩm bánh chưng xanh của công ty TNHH thương mại Hải Yến được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp thành phố năm 2020Sản phẩm bánh chưng xanh của Công ty TNHH thương mại Hải Yến được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp thành phố năm 2020 (Ảnh: H.N)

Vừa qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định công nhận sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) cấp thành phố cho 275 sản phẩm của 66 chủ thể tham gia chương trình OCOP.

Từ ngày 26-28/6/2020, Hà Nội cũng tổ chức Hội chợ trưng bày, quảng bá và kết nối giao thương sản phẩm tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Đồng thời, các chủ thể tham gia chương trình OCOP cũng sẽ tìm kiếm được các đơn vị, doanh nghiệp hợp tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng vốn có nghề nấu rượu truyền thống. Sản phẩm rượu của xã Hồng Hà được làm theo bí quyết truyền thống với các loại men thảo mộc đảm bảo chất lượng thơm ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Đến với Hội chợ lần này, Ông Nguyễn Văn Long, chủ cơ sở sản xuất rượu với thương hiệu Long Trường Tửu mang các sản phẩm đặc trưng của cơ sở giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô và mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa thương hiệu làng nghề nấu rượu của xã Hồng Hà.

Hội chợ có quy mô hơn 100 gian hàng với 5 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí. Đây là sản phẩm OCOP đã được TP Hà Nội công nhận đạt 3 sao trở lên; sản phẩm đăng ký dự thi Chương trình OCOP năm 2020; sản phẩm làng nghề của TP. Tại đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất bán và giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm tại hội chợ đều có chất lượng cao, mang nét đặc trưng từng địa phương, như: Miến làng So (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai), gạo hữu cơ Đồng Phú (xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ), vải dệt từ tơ sen (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) cùng nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề độc đáo trên địa bàn TP...

Trong những ngày diễn ra Hội chợ, không khí mua sắm khá nhộn nhịp. Qua việc tổ chức các Hội chợ các sản phẩm OCOP như thế này sẽ giúp đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nông thôn.

Theo Ban tổ chức, qua 3 ngày tổ chức Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô vừa qua đã đón hơn 28 nghìn lượt người, chủ yếu là người tiêu dùng. “Từ đó, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao của người dân Hà Nội là rất lớn. Người dân và doanh nghiệp đều mong muốn có nhiều hơn các hội chợ để có thêm cơ hội mua sắm, giao thương, tạo mối liên kết bền chặt từ sản xuất đến tiêu thụ”, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết:

Với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm rau mầm, rau baby tại các hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích, Hợp tác xã Rau Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín cũng đã có 15 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019. Qua đánh giá của Hội đồng thẩm định, sản phẩm của Hợp tác xã đều đạt tiêu chuẩn 4 sao. Chị Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc Hợp tác xã Rau Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín chia sẻ: Được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ là giấy thông hành đảm bảo chất lượng, uy tín của sản phẩm để Hợp tác xã thúc đẩy quảng bá, hợp tác với các đối tác đưa sản phẩm của đơn vị vào các chuỗi siêu thị lớn, nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm.

275 sản phẩm OCOP sẽ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trong đợt này. Đây là đợt công bố sản phẩm OCOP lần thứ hai của TP Hà Nội kể từ cuối năm 2019 đến nay và là đợt công bố sản phẩm đầu tiên trong năm 2020.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá: Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền bước đầu được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP và đánh giá cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Thủ đô.

QUỲNH ANH

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.