Tấm gương cao đẹp của nhà trí thức yêu nước

Chia sẻ

PNTĐ-Sáng 2/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP.Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố...

 
Sáng 2/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố (5/6/1889-5/6/2019), nguyên Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam).
 
Tấm gương cao đẹp của nhà trí thức yêu nước - ảnh 1
Hình tượng cụ Nguyễn Văn Tố được thể hiện trên sân khấu lễ kỷ niệm

Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…
 
Trong bài diễn văn quan trọng tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội cho biết: Cụ Nguyễn Văn Tố sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, có truyền thống Nho học tại làng Đông Thành, nay là phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Năm 16 tuổi, cụ đã đỗ đầu kỳ thi ngạch Phán sự - Thông dịch do Tòa Thống sứ Bắc Kỳ tổ chức. Năm 17 tuổi, cụ chính thức được nhận vào làm việc và trở thành học giả nổi tiếng tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội và sau đó là Chủ sự tạp chí Trí Tri của Hội Trí Tri, một tổ chức có uy tín lớn trong việc hỗ trợ, thúc đẩy việc dạy - học tiếng Pháp ở Bắc Kỳ.
 
Tại đây, cụ đã khảo cứu, biên soạn nhiều công trình, bài viết có giá trị về sử học, khảo cổ học, văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học... góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu, lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của dân tộc, khơi gợi lên tinh thần đấu tranh yêu nước của nhân dân ta.
 
Năm 1938, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Hội Truyền bá học quốc ngữ (gọi tắt là Hội truyền bá quốc ngữ), cụ đã cùng nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia vận động và tổ chức phong trào dạy - học chữ quốc ngữ. Trong 7 năm, với tư cách là Hội trưởng, cụ Nguyễn Văn Tố đã giúp cho hơn 7 vạn người Việt Nam thoát khỏi nạn mù chữ, góp phần làm thất bại “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp.
 
Sau Cách mạng tháng Tám, cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ cách mạng lâm thời, đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội. Cụ đã thành lập các “Hội cứu đói” ở nhiều địa phương.
 
Ngày 2/3/1946, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, cụ đã được bầu là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trong những cống hiến to lớn của cụ là đã điều hành Quốc hội góp ý, xây dựng và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946; cùng Ban Thường trực Quốc hội tham gia nhiều ý kiến với Chính phủ để thi hành nhiều phương sách thích hợp chăm lo đến quyền lợi quốc gia và đời sống nhân dân. 
 
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19/12/1946), cụ Nguyễn Văn Tố cùng Chính phủ rút lên Việt Bắc. Tháng 10/1947, cụ Nguyễn Văn Tố bị địch bắt và hy sinh oanh liệt trước mũi súng kẻ thù. Đây là một tổn thất lớn của Chính phủ, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Quốc hội và nhân dân cả nước.
 
“Noi gương cụ, trong mọi hoạt động, công tác, mỗi chúng ta phải luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc và của Đảng lên trên hết; không ngừng nỗ lực phấn đấu vì nền độc lập, tự do trường tồn của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; kiên định con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn, ra sức xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
 
Tại lễ kỷ niệm, GS.TS Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng và ông Phạm Đức Nam - Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) đã có bài phát biểu ghi nhớ công lao, trí tuệ, tài đức của cụ Nguyễn Văn Tố và hứa sẽ phấn đấu, rèn luyện để có thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó.
 
Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã chỉ đạo các cơ sở hội trên địa bàn huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tới hội viên, phụ nữ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Việt Nam tham gia đối thoại về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam tham gia đối thoại về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(PNTĐ) - Ngày 7/5/2024 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Nhớ về những anh hùng trẻ tuổi trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhớ về những anh hùng trẻ tuổi trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Trang sử vàng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng của ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", có biết bao những chiến sĩ, mang trong mình một tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khi tuổi đời còn rất trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuổi trẻ Việt Nam tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua, nhưng "tiếng sấm" Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng đến nhân loại ngày hôm nay và tạc ghi vào dòng chảy lịch sử mãi về sau với vị thế lẫy lừng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, là niềm tự hào của mọi thế hệ người dân Việt Nam, nhất là với thế hệ trẻ hôm nay.