Tăng cường sự thích ứng của người di cư trong quá trình hòa nhập, hội nhập xã hội

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 24/10, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Di cư quốc tế và Hội nhập xã hội: Hòa nhập và Phát triển bao trùm”.

Hội thảo nhằm trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, tạo diễn đàn học thuật thảo luận các vấn đề liên quan đến sự thay đổi, thích ứng, về các vấn đề về di cư quốc tế và hòa nhập xã hội diễn ra trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc.

Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế mặt trái của di cư, tăng cường sự thích ứng của người di cư trong quá trình hòa nhập, hội nhập xã hội, thông qua đó thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Tăng cường sự thích ứng của người di cư trong quá trình hòa nhập, hội nhập xã hội - ảnh 1
PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội thảo sáng 24/10.

PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết: Hội thảo đã nhận được hơn 80 bài báo khoa học về đề tài này. Qua quá trình phản biện độc lập, 38 báo cáo khoa học quốc tế và trong nước đã được chọn đăng trong Kỷ yếu hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và một số quốc gia khác; các học giả, đại biểu đại diện một số Bộ và cơ quan ngang Bộ; đại diện các ban, đơn vị TƯ Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN TP Hà Nội; các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội; đại diện một số trường Đại học, Học viện; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại biểu đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ ngành khác…

"Di cư đóng góp quan trọng vào sinh kế hộ gia đình, tham gia di cư lao động giúp cho người di cư có những trải nghiệm sự khác biệt về lối sống, văn hóa, góp phần thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới, với công việc tại nơi đến. Di cư cũng góp phần làm thay đổi vai trò giới trong gia đình. Phụ nữ di cư ngày càng đóng góp quan trọng vào sinh kế của hộ gia đình, cải thiện kinh tế, thu nhập của gia đình. Vị thế, tiếng nói, quyền ra các quyết định trong gia đình của phụ nữ đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi trong phân công lao động gia đình cũng tác động tích cực tới các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề liên quan đến di cư như an sinh xã hội, an toàn trong di cư và an toàn lao động cho người di cư,… là các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn"- PGS.TS Trần Quang Tiến cho biết.

Tại hội thảo, các đại biểu và các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu lĩnh vực di cư và các vấn đề xã hội đã tập trung thảo luận 4 nội dung chính gồm: Di cư và các vấn đề Giới;  Di cư và Chăm sóc sức khoẻ ; Di cư và Bảo trợ xã hội ; Vấn đề khác liên quan đến di cư.

Theo Tổ chức di cư quốc tế năm 2022, ước tính toàn thế giới có 281 triệu người di cư năm 2020, tương đương với 3,6% dân số toàn cầu. Số lượng người di cư quốc tế đã tăng liên tục trong 5 thập kỷ qua. Con số 281 triệu người di cư năm 2020 nhiều hơn 128 triệu so với năm 1990 và gấp 3 lần con số ước tính vào năm 1970.

Việc phối hợp tổ chức hội thảo Khoa học quốc tế "Di cư quốc tế và Hội nhập xã hội: Hòa nhập và Phát triển bao trùm" giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc) góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác học thuật chặt chẽ và hiệu quả giữa hai nhà trường, đồng thời gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về di cư, về giới và phát triển và các chủ đề liên quan khác.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...