Thành bại nằm trong tay mỗi chúng ta
(PNTĐ) - Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, thế giới đang vận hành theo xu hướng mới: hoà bình, hội nhập, chuyển đổi số và cùng phát triển. Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... “Ranh giới” – Cụm từ ấy dần dần được xóa bỏ khi huyển đổi số đã và đang đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta.
Việt Nam - Một quốc gia đang trên đà phát triển - Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắng tiến những bước lớn trên con đường phát triển về mọi mặt.
Nhưng có một thách thức lớn – một dấu chấm hỏi lớn đang cản trở con đường ấy, đó là “tệ nạn tham nhũng” đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mặc dù vấn đề này đã được đặt ra từ lâu, nhưng việc phòng chống luôn là một vấn đề bức xúc đối với mọi quốc gia trên thế giới và kể cả quốc gia Việt Nam.

Chuyển đổi số để phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: Minh họa (Internet)
“Tham nhũng”- Nó có ở mọi nơi, mọi lúc, len lõi đến mọi ngóc ngách, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân; là khúc gỗ lớn đè nặng công cuộc phát triển đất nước của chúng ta. Trên báo chí, ti-vi hay ra đường gặp tham nhũng, vào bệnh viện, đến trường học, đến cơ quan công quyền... đâu đâu cũng có thể chứng kiến cảnh tham nhũng xảy ra.
Xuất hiện trong mọi khâu, mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọi cấp.Nào là từ các cơ quan quản lý, các đơn vị hành chính sự nghiệp tới các doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội, tổ chức... Còn chưa kể bao nhiêu vụ “ rút xương sống” các công trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị, những vụ tham nhũng theo “mô hình dây chuyền"… từ nhỏ đến lớn xuất hiện nay trước mặt chúng ta.
Đáng kể hơn các vụ được phát hiện càng về sau cứ “lớn dần lớn dần”. Như vậy, nó không loại trừ bất kể cơ quan nào thậm chí cơ quan bảo vệ pháp luật (tòa án, viện kiểm sát, quân đội, cảnh sát...) và thậm chí ngay cả ở cơ quan chống tham nhũng.

Hàng năm, Tổ chức Minh bạch Quốc tế tiến hành các khảo sát nghiên cứu ở các quốc gia tổng hợp kết quả và đưa ra bảng xếp hạng minh bạch các quốc gia. Nếu chúng ta xét trong khu vực Đông Á, Việt Nam đứng thứ 9; còn Singapore với chỉ số CPI là 9,2 điểm, đứng đầu khu vực về độ trong sạch (đứng thứ 4 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thật đáng buồn là Việt Nam luôn đứng ở nhóm cuối trong bảng xếp hạng này và không những thế còn có xu hướng “rớt hạng” vào năm 2008.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành về Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực (01/06/2006) đã tác động đến nhận thức và hành động của các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực.bên cạnh đó là sự đẩy nhanh về công tác chuyển đổi số để phòng chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều thành tựu trong vấn đề sống còn của chế độ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học được đặt ra mới đây nhất là sự xuất hiện trong tác phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi Bác đề cập vấn đề quốc nạn này: “Tham nhũng, tiêu cực” chính là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai;
Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực; “không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày”; đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”. Từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
Nhằm mục đích cung cấp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về bản chất, mục đích trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua và những chủ trương, quan điểm, phương châm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay;
Từ đó thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội - “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và người lao động vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta; giúp các ngành, các cấp, các địa phương, các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và nhân dân nắm vững, quán triệt và triển khai có hiệu quả công tác quan trọng này.
Trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả, để lại dấu ấn tốt lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.
Theo kết quả điều tra do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành, đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực, thù địch đều trở nên sai phạm. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta.
Từ năm 2012 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã xử lý, thu hồi được hơn 975 nghìn tỷ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành một cách kiên trì, kiên quyết, không khoan nhượng, không làm oan, sai; không bỏ lọt tội phạm; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái ; hầu hết các đối tượng bị xử lý đều nhận thức rõ sai phạm của mình và tâm phục, khẩu phục, tỏ rõ sự ăn năn, hối cải, xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân; có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa mạnh mẽ, được dư luận, nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng.
Đã xử lý dứt điểm nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài từ nhiều năm trước, với nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý hình sự, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.
Trong 10 năm qua, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 10 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 6 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, 13 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...).
Kết quả phát hiện, điều tra và xử lý tham nhũng trong thời gian qua càng chứng tỏ chúng ta đã thực hiện rất nghiêm tư tưởng chỉ đạo và quan điểm: "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ", “ Củi tươi trong lò cũng cháy” với tư tưởng xuyên suố chỉ đạo của Tổng bí thư. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người; và sẽ còn phải tiếp tục làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới theo tinh thần Bác Hồ đã dạy: "Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây".
Cùng với việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực; việc kê biên, thu giữ tài sản trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tăng lên rõ rệt (Nếu như năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì giai đoạn 2012-2022, bình quân đạt tỷ lệ 34,7%). Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở cũng được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"; nhiều địa phương, bộ, ngành đã chú ý ngăn chặn, xử lý tệ "tham nhũng vặt". Còn tiếp....
Nguyền Hồng Sơn
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND