Thúc đẩy ngành Logistic trong bối cảnh dịch Covid-19

Chia sẻ

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 khiến hoạt động logistics trên toàn cầu bị ngừng trệ. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn, thông suốt trong tình hình dịch bệnh.

Logistics là hoạt động thương mại bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa... 

Hà Nội có hai trung tâm logistics đang hoạt động tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên và tại ga Yên Viên, huyện Gia Lâm. Ba dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics đã được chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: Cảng cạn ICD Cổ Bi; Cảng cạn ICD Đức Thượng; Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc. Đồng thời, có 9 dự án đã được nhà đầu tư đề xuất và đang hoàn thiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư như Trung tâm logistics hạng I tại huyện Sóc Sơn; Trung tâm logistics hạng II tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên…

: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngành logisticsChuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngành logistics.

Để các hoạt động logistics đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Hà Nội, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng doanh nghiệp về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, sử dụng giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm hàng hóa như: Truy xuất trực tuyến hành trình vận chuyển, định vị GPS chính xác địa điểm lô hàng, dự kiến thời gian giao nhận hàng... Tại các hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức hằng năm, thành phố đã đưa các trung tâm logistics vào danh mục dự án để kêu gọi đầu tư.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành logistics. Hầu hết các hội viên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng, các hội viên hiệp hội đã thể hiện sự chống đỡ và thích ứng tốt với đại dịch để khôi phục và phát triển hoạt động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility mới công bố cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam chiếm hơn 20% GDP (Tổng sản phẩm nội địa). Trong khi, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới chỉ khoảng 11% GDP. Theo Bộ Công Thương, quy mô thị trường logistics toàn cầu năm 2021 ước đạt 3.215 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020, cho thấy ngành logistics có tiềm năng phát triển rất lớn. Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đặt mục tiêu: Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP… 

Chỉ số Hiệu quả logistics (LPI) Việt Nam hiện đứng thứ 39/160 quốc gia tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới nổi. Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 14-16%. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên. Đặc biệt là nhận thức và sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương về vai trò của ngành logistics đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra, mạng lưới các doanh nghiệp lớn sẽ dẫn dắt thị trường, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam... 

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, thành phố đã ban hành kế hoạch xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh, đa phương thức, kết nối các loại hình khác nhau, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; triển khai hệ thống “Một cửa quốc gia” và hệ thống “Quản lý giám sát hải quan tự động” tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu.

Còn theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam các nhà sản xuất trên thế giới hiện chuyển sang cạnh tranh về tốc độ giao hàng, vì vậy hoạt động logistics của Hà Nội cần được chuyên môn hóa, đầu tư thỏa đáng về nhân lực, phương tiện, công nghệ. Nhà nước hỗ trợ về hạ tầng, còn doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là hai yếu tố cốt lõi để lĩnh vực logistics phát triển mạnh mẽ.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.