Tổng đài 111 hỗ trợ, can thiệp 5.398.105 cuộc gọi bảo vệ trẻ em trong 19 năm

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Đây là số liệu vừa được Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thượng binh và Xã hôi (LĐ-TB&XH) công bố tại Hội nghị tập huấn triển khai "Tháng hành động vì trẻ em năm 2023" do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với tổ chức ChildFund thực hiện ngày 18/5.

Theo đó, sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Tổng đài 111 hỗ trợ, can thiệp 5.398.105 cuộc gọi bảo vệ trẻ em trong 19 năm  - ảnh 1
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam phát biểu tại hội nghị

Trong 9.601 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm 43.68%; 2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25.75%; 748 ca về trẻ em bị bóc lột, chiếm 7,79%; 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng; 232 ca trẻ em bị mua bán; 239 ca vi phạm quyền trẻ em, 169 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, 154 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và 1084 ca về các vấn đề khác (tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật...).

Trong số 469.408 cuộc gọi tư vấn của Tổng đài có 252.345 ca tư vấn chuyên sâu, chiếm 53,8%, trong đó có 28.172 ca tư vấn về xâm hại, bạo lực (chiếm 11,2%); 96.732 ca tư vấn liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo và ngoài cộng đồng (chiếm 38,3%); 43.108 ca tư vấn liên quan đến sức khỏe thể chất của trẻ em (chiếm 17,1%); 25.473 ca tư vấn về pháp luật (chiếm 10,1%); 19.406 ca tư vấn liên quan đến tâm lý của trẻ em (chiếm 7,7%), 17.856 ca tư vấn về sức khỏe sinh sản (chiếm 7,1%), và 21.598 ca về các vấn đề khác (chiếm 8,5%).

Tuy nhiên các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến phát luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Tính từ năm 2020 đến nay tỉ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,3% trong tổng số ca tư vấn chuyên sâu ở Tổng đài; cuộc gọi tư vấn về pháp luật chiếm 27,9%; các cuộc gọi tư vấn về ứng xử giảm chỉ còn 13,7%; các cuộc gọi về sức khỏe thể chất chiếm 3%; các cuộc gọi tư vấn về tâm lý chiếm 2,8%; cuộc gọi tư vấn về sức khỏe sinh sản chiếm 1,3%

Trẻ em là nhóm gọi đến Tổng đài nhiều nhất, có 225.956 cuộc gọi (chiếm 48,1%); cha mẹ, người chăm sóc trẻ có 80.568 cuộc gọi (chiếm 17,2%); người dân quan tâm đến các vấn đề của trẻ em có 123.015 cuộc gọi (chiếm 26,2%); cán bộ xã hội có 32.203 cuộc gọi (chiếm 6,9%); nhóm đối tượng khác có 7.666 cuộc gọi (chiếm 1,6%)...

Tổng đài 111 hỗ trợ, can thiệp 5.398.105 cuộc gọi bảo vệ trẻ em trong 19 năm  - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội nghị

Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết: Luật Trẻ em quy định Tháng hành động Vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Chủ đề của năm 2023 là “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, nhằm huy động sự chung tay của toàn xã hội cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, qua đó, tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước cho thấy số vụ việc bạo lực đối với trẻ em trong trường học, trong gia đình đang có chiều hướng tăng lên trong 4 tháng đầu năm 2023, đơn cử như các cuộc gọi đến Tổng đài 111 đã tăng gần 11% số vụ việc so với cùng kỳ năm 2022 liên quan đến vấn đề này. 

"Trẻ em sắp vào kỳ nghỉ hè, đòi hỏi các gia đình phải tăng cường quan tâm, không để gia tăng tai nạn thương tích, đặc biệt là tình trạng đuối nước, bảo đảm một mùa hè an toàn, lành mạnh cho các em" - ông Nam nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các đại biểu, phóng viên đã cùng trao đổi, lắng nghe các báo cáo viên của Cục Trẻ em, Cục An toàn thông tin, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Tổ chức ChildFund… chia sẻ thông tin về chính sách, thực tiễn, cũng như các giải pháp công nghệ để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng; kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng…

9 thông điệp và khẩu hiệu truyền thông tháng hành động vì trẻ em năm 2023:

1. Chung tay xây dựng môi trờng sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em

2. Phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em là đảm bảo quyền được sống của trẻ em

3. Cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước

4. Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111

5. Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động

6. Gia đình, nhà trường cùng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi trường mạng

7. Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai

8. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng

9. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại trẻ em

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình chọn đi du lịch bằng xe ôtô tự lái. Để chuyến đi được an toàn, có mấy lưu ý sau: