Triển khai hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách

HỒNG THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục triển khai công tác vốn vay tín dụng chính sách, trong những tháng đầu năm 2024, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn huyện Thanh Trì đã nỗ lực trong triển khai, thực hiện hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với phụ nữ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác giúp họ phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp” trên địa bàn huyện, Hội phụ nữ các cấp huyện Thanh Trì đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới, tiếp tục phát huy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Triển khai hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách - ảnh 1
Hội LHPN huyện Thanh Trì triển khai hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách

Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đưa các chương trình tín dụng đến đúng tay đối tượng được thụ hưởng, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi, giúp nhiều chị em, hội viên tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng.

Với nguồn vốn vay năm sau cao hơn năm trước, đến nay, Hội đã nhận uỷ thác trên 222 triệu đồng cho trên 4.300 hội viên vay, không có nợ quá hạn. Từ đó nhiều hội viên, phụ nữ có nhu cầu khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phụ nữ diện hộ cận nghèo có điều kiện phát triển các mô hình sản xuất phù hợp, sử dụng nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

Có thể kể đến như chị Lã Thị Lịch xã Vạn Phúc vay 50 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để khởi nghiệp kinh doanh với nghề truyền thống mây tre đan, đến nay chị đã tạo thêm việc làm thường xuyên cho 5-6 lao động nữ, với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng; chị Lã Thị Thêm xã Vạn Phúc vay nguồn vốn giải quyết việc làm để trồng cây ăn quả, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình; chị Vũ Thị Thanh Hằng - xã Tân Triều, vay vốn giải quyết việc làm để khởi nghiệp thành công với nghề cắt may thời trang, tạo việc làm cho 2-3 lao động nữ với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/ người/tháng; chị Phạm Thị Lan - xã Đông Mỹ khởi nghiệp với mức vốn vay 50 triệu đồng, gia đình chị đã phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, năm 2023 thu nhập gia đình chị đạt trên 600 triệu đồng/năm, từng bước nâng cao đời sống kinh tế của gia đình… và còn nhiều gương phụ nữ phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội.

Trong thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với NHCSXH huyện ủy thác cho hội viên phụ nữ vay vốn. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, đảm bảo 100% nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; Tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; Tăng cường chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện tốt các nội dung ủy thác, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, góp phần tăng trưởng dư nợ vốn vay do Hội LHPN huyện quản lý.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Khẳng định bản lĩnh, củng cố nền tảng tư tưởng Đảng qua cuộc thi chính luận

Quận Tây Hồ: Khẳng định bản lĩnh, củng cố nền tảng tư tưởng Đảng qua cuộc thi chính luận

(PNTĐ) - Trong hành trình kiến tạo và phát triển, Quận Tây Hồ đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong công tác chính trị tư tưởng. Đặc biệt, Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã trở thành một điểm nhấn quan trọng, không chỉ vinh danh những trí tuệ sắc bén mà còn là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm và bản lĩnh kiên cường của một thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Quận Tây Hồ: Chung tay nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Quận Tây Hồ: Chung tay nâng cao sức khỏe người cao tuổi

(PNTĐ) - Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ cha anh, quận Tây Hồ đang triển khai một kế hoạch toàn diện về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2025, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính quyền và các ban ngành. Trong đó, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ giữ vai trò chủ đạo, là cầu nối vững chắc mang những dịch vụ y tế thiết thực đến từng hội viên, đặc biệt là các cụ từ 80 tuổi trở lên.
Phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi tham gia hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

Phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi tham gia hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

(PNTĐ) - Sáng12/6/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay”. Đây là sự kiện quan trọng, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 – một trong 10 dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Hà Nội: Lan tỏa yêu thương, kiến tạo cộng đồng vững mạnh từ mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau

Hà Nội: Lan tỏa yêu thương, kiến tạo cộng đồng vững mạnh từ mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau

(PNTĐ) - Trong bối cảnh già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, việc chăm lo cho người cao tuổi không chỉ là yêu cầu an sinh, mà còn là nhiệm vụ phát triển bền vững, xây dựng cộng đồng gắn kết, nhân văn. Tại Hà Nội, nơi có hơn 1,13 triệu người cao tuổi, chiếm gần 13% dân số, mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTHTGN) đã và đang chứng minh hiệu quả thực tiễn rõ nét, trở thành một điểm sáng trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi (NCT), góp phần xây dựng Thủ đô phát triển hài hòa, bao trùm và bền vững.