Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 12/8, Tập đoàn Đàn hương Việt Nam (VietNam Sandalwood Group) tổ chức tọa đàm về phát triển cây đàn hương Việt Nam. Dự và chia sẻ tại tọa đàm có Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội; TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực, Ủy ban tài chính, ngân sách Quốc hội, đại biểu Quốc hội; nhiều chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế; các doanh nghiệp và hơn 30 chủ trang trại trồng cây đàn hương trên toàn quốc.

Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao - ảnh 1
Các đại biểu chia sẻ về việc trồng và phát triển cây đàn hương Việt Nam

Trao đổi về việc trồng và phát triển cây đàn hương có Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội; PGS.TS Phạm Đức Tuấn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & PTNT; PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; TS Vũ Văn Thoại, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đàn Hương Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đàn hương; Tiến sĩ Trương Tất Đơ, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp &PTNT…

Thông tin tại tọa đàm, năm 2015, giống cây đàn hương được gọi là "Quốc bảo" của Ấn Độ, hành trình để đưa giống cây về nước ta gặp vô vàn khó khăn. Bởi đàn hương là loại cây rất khó nhân giống, ngay tại Ấn Độ, tỷ lệ hạt giống cây đã đủ tuổi làm giống (trên 10 năm tuổi) nảy mầm tự nhiên chỉ vào khoảng 5-8%. Vì vậy, dù bắt đầu nghiên cứu từ năm 2006 nhưng tới tận năm 2014, TS. Vũ Văn Thoại và đồng nghiệp (Tập đoàn Đàn hương Việt Nam) mới tìm ra được phương pháp kích thích hạt cây đàn hương nảy mầm tự nhiên, tạo ra giống cây đạt tiêu chuẩn hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Viện nghiên cứu cây Đàn hương và Thực vật quý hiếm được thành lập (đơn vị do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động nghiên cứu khoa học), trụ sở tại huyện Thạch Thất, là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu và phát triển cây Đàn hương từ năm 2015.

Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao - ảnh 2

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó chủ tịch Tập đoàn Đàn hương kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứ cây Đàn hương và Thực vật quý hiếm phát biểu

Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ đàn hương (Santalaceae). Gỗ đàn hương được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ do hương thơm và tinh dầu quý hiếm. Gỗ đàn hương chứa nhiều tinh chất dược liệu. Tại Việt Nam hiện nay, cây đàn hương được nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại 45 tỉnh, thành phố như: Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk…

Cây đàn hương là cây thân gỗ cao 10-15m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh.

Cây được trồng xen canh, người nông dân đang có vườn cây ăn quả các loại như cam, bưởi, vải, mít… có thể trồng xen cây đàn hương vào và vẫn có nguồn thu từ cả hai loại cây trồng.

Đàn hương trồng thích hợp ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc và đàn hương vẫn phát triển tốt.

Đàn hương có nhiều giá trị sử dụng, lõi gỗ được dùng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hàng nội thất cao cấp; sản xuất mỹ phẩm dưỡng da. Rễ cây được nghiền ra lấy bột sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp, sản xuất các mỹ phẩm cao cấp, dưỡng da tự nhiên. Giác gỗ và cành nhỏ được nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp. Lá cây được chế biến thành trà, nước uống cao cấp. Quả và hạt được dùng để ăn, chiết xuất tinh dầu…

Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao - ảnh 3
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm từ cây đàn hương

Với mật độ trồng trung bình từ 600-800 cây/ha, cũng có nơi trồng tới 1.000 cây/ha, sau khoảng 12 năm, mỗi cây cho khoảng 20-25kg lõi gỗ, giá bán khoảng 100 USD/kg. Như vậy mỗi cây gỗ đàn hương sẽ có giá trị phần gỗ khoảng 2.000-3.000 USD. 

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện nghiên cứu cây Đàn hương trích dẫn, cây đàn hương xanh lá quanh năm giúp bảo vệ môi trường, chịu hạn tốt, chỉ cần một lần bón phân hữu cơ dưới hố khi trồng; cây cũng kỵ các loại chất hóa học; cây xanh quanh năm và cho lượng oxy gấp hơn 6 lần các cây khác... 

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cho biết, đàn hương là loại cây quý, bản thân ông đã được trồng cây đàn hương 5 năm nay. Mặc dù đàn hương cây đàn hương đưa về từ Ấn Độ là cây ngoại lai nhưng được biết trong truyền thuyết lịch sử thì đàn hương đã có từ thời Kinh Dương Vương. Khi đưa đàn hương về Việt Nam, sức sống tăng so với Ấn Độ 20%, việc trồng đàn hương vừa có giá trị kinh tế trồng rừng trồng xen với các cây ăn trái, các loại tinh dầu khác thì việc phát triển rừng và phát triển cây công nghiệp nói chung rất tốt. Ông Nhưỡng kỳ vọng cây đàn hương được quan tâm, trồng bổ sung cho phân khúc rừng, rừng đặc dụng cũng như để bảo tồn, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao - ảnh 4
Ông Vũ Văn Hà, Tổng Giám đốc, Tập Đoàn Đàn Hương Việt Nam phát biểu 

Ông Vũ Văn Hà, Tổng Giám đốc, Tập Đoàn Đàn Hương Việt Nam cho biết, Tập đoàn đã đầu tư trồng được hơn 300ha cây đàn hương tại Việt nam; liên kết trồng hơn 500ha; ký hợp đồng bao tiêu đầu ra tổng diện tích khoảng 2.500ha với người trồng... Thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục hợp tác và ký hợp đồng bao tiêu với người trồng đàn hương; xây dựng các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ đàn hương để xuất khẩu ra toàn cầu; xây dựng các khu nghỉ dưỡng tại nơi trồng đàn hương, góp phần chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, hướng tới xây dựng thương hiệu về loại cây gỗ quý này.

Ngoài ra, Tập đoàn sẽ phối hợp với thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trồng đàn hương trên tổng diện tích hơn 20ha, góp phần tích cực thực hiện "Chương trình cải tạo vườn tạp bằng cây đàn hương đa giá trị" của thị xã và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Trồng và phát triển cây đàn hương - cây “hoàng kim” có giá trị kinh tế cao - ảnh 5
Ra mắt thương hiệu chăm sóc sức khỏe cá nhân cao cấp từ sâm Bố Chính hữu cơ, trồng tại địa bàn xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

* Cũng trong ngày 12/8, Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm tổ chức ra mắt thương hiệu chăm sóc sức khỏe cá nhân cao cấp từ sâm Bố Chính hữu cơ, trồng tại địa bàn xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

Ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết, cây sâm Bố Chính được trồng trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ năm 2021, chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ, trên diện tích 5,3ha, đã đăng ký mã số vùng trồng. Cây sâm bố chính là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm trà, thuốc và hiện nay được chế biến thành sản phẩm dầu gội, mỹ phẩm hữu cơ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nguồn thu từ cây sâm Bố Chính đạt hơn 500 triệu đồng/ha/năm. Thời gian tới, thị xã Sơn Tây tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương mở rộng vùng trồng sâm Bố Chính lên 10ha, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

 

Tin cùng chuyên mục

Chùa Quán Sứ thỉnh chuông trống Bát Nhã cầu nguyện trong giờ phút chuyển mình của dân tộc

Chùa Quán Sứ thỉnh chuông trống Bát Nhã cầu nguyện trong giờ phút chuyển mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 01/07/2025, tại chùa Quán Sứ – Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức Tăng Ni hạ trường Tùng Lâm Quán Sứ đã trang nghiêm cử hành nghi lễ thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã và tụng thời kinh cầu an, đánh dấu thời khắc lịch sử chuyển mình trọng đại của đất nước.
Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia đình hội viên không ngừng thích ứng, làm chủ công nghệ, xây dựng tổ ấm no ấm, tiến bộ – đóng góp thiết thực cho quá trình phát triển xã hội số và công dân số... Đồng hành cùng các chị em, có vai trò của tổ chức  Hội Phụ nữ.
Ra quân vệ sinh môi trường, để Tây Hồ xanh - sạch - đẹp, sẵn sàng đón thời khắc quan trọng

Ra quân vệ sinh môi trường, để Tây Hồ xanh - sạch - đẹp, sẵn sàng đón thời khắc quan trọng

(PNTĐ) - Trước thời khắc quan trọng chính thức triển khai mô hình chính quyền 2 cấp (1/7/2025), phường Tây Hồ đã tổ chức phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn, huy động đồng bộ các lực lượng vào cuộc, tạo nên không khí thi đua hồ hởi, cùng chung tay duy trì, phát triển không gian cảnh quan sáng - xanh- sạch - đẹp.