Từ 1/10, điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số

Chia sẻ

Mục đích của cuộc điều tra thu thập thông tin nhằm phản ánh thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê.

 
Từ 1/10, điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số - ảnh 1
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi từng ngày khởi sắc. Ảnh minh họa: TTXVN

 
Tổng cục Thống kê cho biết, từ ngày 1/10 sẽ tiến hành cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
 
Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 593/QĐ-TCTK về việc ban hành phương án điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
 
Mục đích của điều tra thu thập thông tin nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống Chỉ tiêu về công tác dân tộc, phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Số liệu thống kê còn dùng làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
 
Đối tượng điều tra gồm: nhân khẩu thực tế thường trú tại các hộ dân cư người dân tộc thiểu số tính đến thời điểm điều tra; các trường hợp chết của các thành viên trong hộ dân tộc thiểu số; Điều kiện kinh tế - xã hội và nhà ở của hộ dân tộc thiểu số; tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục của các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I, II và III (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017) và các xã, phường, thị trấn không thuộc các khu vực trên nhưng có địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
 
Phạm vi điều tra được thực hiện tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi và 3 địa phương có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống như: thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bình Dương), tại 440 huyện và tại 5.464 xã.
 
Tổng số địa bàn điều tra được chọn là 14.659 địa bàn. Tổng số hộ được chọn điều tra là 540.740 hộ; trong đó 123.060 hộ thuộc địa bàn điều tra toàn bộ; 298.680 hộ/1.002.902 hộ thuộc địa bàn điều tra 30 hộ mẫu và 119.060 hộ/226.264 hộ thuộc địa bàn điều tra toàn bộ.
 
Nội dung điều tra gồm 2 nhóm, thứ nhất, điều tra tại hộ, gồm: thông tin chung về dân số; thông tin về lịch sử sinh của nữ vị thành niên từ 10-14 tuổi và phụ nữ từ 15-49 tuổi; thông tin về người chết của hộ trong 12 tháng qua (từ 1/10/2018-1/10/2019); thông tin về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của hộ; thông tin về số lượng từng loại gia súc chủ yếu của hộ; thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và tiếp cận dịch vụ công cộng.
 
Thứ hai, điều tra tại UBND xã, gồm: thông tin chung về đặc điểm của xã; thông tin về sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; bưu điện, nhà văn hóa, thông tin liên lạc; y tế và vệ sinh môi trường; chợ và cụm/khu công nghiệp; điều kiện làm việc trình độ công chức cấp xã; tôn giáo, tín ngưỡng và an ninh.
 
Theo Tổng cục Thống kê, điều tra dân tộc thiểu số là cuộc điều tra chọn mẫu, được phân bổ đảm bảo mức độ đại diện đến cấp huyện về một số chỉ tiêu nhân khẩu học của các dân tộc nói chung và từng dân tộc chủ yếu trong huyện nói riêng.
 
Riêng đối với dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10.000 người trên toàn quốc sẽ tiến hành điều tra toàn bộ.
 
Tổng cục Thống kê cho biết, việc chuẩn bị cho điều tra đã và đang được Tổng cục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc thực hiện nhằm bảo đảm thu thập thông tin tại địa bàn được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
 
Để bảo đảm thu thập thông tin Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019 thực hiện hiệu quả, Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đang tiếp tục rà soát địa bàn, rà soát, cập nhật bảng kê hộ điều tra, bảo đảm điều tra viên đến đúng hộ, đúng đối tượng điều tra thu thập thông tin theo đúng quy định của phương án điều tra.
 
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân tộc tiến hành lễ ra quân và tuyên truyền, giúp người dân và toàn hệ thống chính trị tại địa phương hiểu và hợp tác chặt chẽ trong Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
 
Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền để bảo đảm thu thập thông tin đầy đủ các đối tượng điều tra theo quy định của phương án; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thu thập thông tin tại địa bàn nhằm bảo đảm thu thập đạt hiệu quả; không để xảy ra hiện tượng điều tra trùng hay sót hộ trong điều tra.
 
Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 1/10/2019, thời gian thu thập thông tin Điều tra dân tộc thiểu số tại các địa bàn bắt đầu từ 1/10 và kết thúc chậm nhất vào 31/10/2019.
 
Tổng cục Thống kê cho biết, đây là lần thứ hai cơ quan này phối hợp với Ủy ban dân tộc tổ chức cuộc điều tra này, cuộc điều tra trước đó được tiến hành vào tháng 8/2015.
 
Với sự phối hợp chặt chẽ hai cơ quan Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo Tổng cục Thống kê tin rằng, điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019 sẽ đạt kết quả thắng lợi.
 
Thông tin và số liệu thu thập được trong cuộc điều tra này là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc nói riêng và góp phần vào sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của đất nước./.
 
Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã chỉ đạo các cơ sở hội trên địa bàn huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tới hội viên, phụ nữ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Việt Nam tham gia đối thoại về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam tham gia đối thoại về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(PNTĐ) - Ngày 7/5/2024 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Nhớ về những anh hùng trẻ tuổi trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhớ về những anh hùng trẻ tuổi trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Trang sử vàng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng của ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", có biết bao những chiến sĩ, mang trong mình một tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khi tuổi đời còn rất trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuổi trẻ Việt Nam tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua, nhưng "tiếng sấm" Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng đến nhân loại ngày hôm nay và tạc ghi vào dòng chảy lịch sử mãi về sau với vị thế lẫy lừng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, là niềm tự hào của mọi thế hệ người dân Việt Nam, nhất là với thế hệ trẻ hôm nay.