Huyện Thường Tín:

Tự hào mảnh đất danh hương

Đông Tẩu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ở vị trí cửa ngõ ra vào kinh thành Thăng Long, với bề dày gần 200 năm hình thành và phát triển, Thường Tín là “vùng đất danh hương” - quê hương của 68 vị khoa bảng trong các triều đại phong kiến, góp công vào trang sử huy hoàng trong quá trình dựng nước, giữ nước lâu dài vẻ vang của dân tộc.

Giữ vững vùng đất linh thiêng, hào hoa

Huyện Thường Tín có gần 500 điểm di tích lịch sử, văn hoá, tính trung bình cứ 1km2 sẽ có 3 di tích. Ngoài ra, di sản văn hoá phi vật thể ở nhiều địa phương trong huyện có lưu giữ kho tàng tục ngữ, dân ca, các sinh hoạt lễ hội, các tích trò dân gian đậm nét nhân văn: Kéo lửa nấu cơm thi, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân, tuồng, chèo, chầu văn...

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thường Tín đã ban hành các nghị quyết, chủ trương cụ thể đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Giai đoạn 2021 - 2026, cùng với sự hỗ trợ của Thành phố, huyện đang tu bổ, tôn tạo 59 di tích, với tổng kinh phí khoảng 740 tỷ đồng. Nhiều di tích được bảo tồn, đảm bảo tính khoa học, nguyên trạng, phục vụ nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng, đồng thời khai thác hiệu quả hoạt động du lịch, điển hình như: Lăng đá Quận Vân; nhà thờ Nguyễn Trãi; đền Quán Thánh; đình Mui; chùa Đậu; đền Ngũ Xã… Nhờ đó, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy.

Tự hào mảnh đất danh hương - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và các 
đại biểu thăm Văn Từ Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Nội). Ảnh: Đỗ Minh

Cùng với việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền, huyện Thường Tín còn phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của di tích thể hiện thông qua công tác xã hội hóa trong tu bổ tôn tạo di tích. Một số di tích đã được địa phương chủ động xin phép tu bổ, sửa chữa bằng nguồn xã hội hóa.

Cùng với các hoạt động bảo vệ, tôn tạo, việc phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã góp phần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng dân cư thông qua việc tổ chức lễ hội. Có thể nói, trong những năm qua, công tác quản lý tổ chức lễ hội mùa xuân đã được thực hiện tốt , với một số lễ hội trọng điểm của huyện như: Hội Từ Vân (xã Lê Lợi), hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), hội Đền Lộ (xã Ninh Sở), hội chùa Mui (xã Tô Hiệu)...

Phát triển du lịch gắn với văn hoá

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ: Xác định di tích và văn hóa luôn gắn liền với nhau, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo tập trung phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng lợi thế như: Phát triển du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử, công trình văn hóa. Trong đó, trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống và trọng tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện cũng nỗ lực xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, phát triển dịch vụ du lịch để phát huy hiệu quả các danh lam, thắng cảnh.

Tự hào mảnh đất danh hương - ảnh 2
Du khách tham quan đền thờ Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín). Ảnh: PV
 

Đến nay, ngoài xã Hồng Vân đã được công nhận là điểm du lịch làng nghề, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, là một trong hai đơn vị đầu tiên của thành phố Hà Nội đạt chuẩn OCOP 4 sao du lịch Thành phố, huyện Thường Tín còn có 5 xã nông thôn mới nâng cao. Năm 2023, địa phương phấn đấu có thêm 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 9 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao. Ðể phát triển du lịch, huyện Thường Tín đã từng bước đầu tư, nâng cấp hạ tầng và được UBND thành phố Hà Nội công nhận các điểm du lịch: Du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề lược sừng Thụy Ứng… Trong đó, điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân đang là điểm đến được nhiều người ưa chuộng. Thời gian tới, huyện tiếp tục xây một số làng nghề như nghề điêu khắc đá, gỗ (xã Hiền Giang), nghề sản xuất chăn ga gối đệm (xã Tiền Phong) và các xã: Quất Ðộng, Thắng Lợi, Dũng Tiến với nghề thêu truyền thống… hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thành phố công nhận điểm du lịch làng nghề.

Bên cạnh việc phát huy những giá trị vốn có, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục phát triển một số địa điểm có tiềm năng xây dựng thành các tour du lịch như điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân; điểm du lịch sinh thái bãi Tự Nhiên và đình Thượng - đình Hạ (nơi tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung); Văn từ Thượng Phúc – nơi tôn vinh 68 nhà khoa bảng, vừa được tu bổ, tôn tạo với kinh phí trên 50 tỷ đồng; chùa Đậu; nhà thờ Nguyễn Trãi; đền - bến Chương Dương; các làng nghề truyền thống như: Tiện Nhị Khê, thêu tay Quất Động, Thắng Lợi...

Huyện cũng tích cực phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tìm giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch mới dựa trên tiềm năng, thế mạnh; tập huấn kiến thức du lịch nông nghiệp, nông thôn cho các hộ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn, nâng cao kiến thức làm du lịch cho người dân…

Tự hào mảnh đất danh hương - ảnh 3
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Y và Tạ Thị Tú (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín) trình diễn nghệ thuật múa rối cạn Lộc Hòe - bộ môn nghệ thuật truyền thống của địa phương. 
Ảnh: Int

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho biết: Việc gìn giữ, phát huy giá trị của di tích nhằm thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ Nghị quyết XIII của Đảng đã đề ra về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nói chung. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước.

Thời gian tới, huyện Thường Tín tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ nội dung, giá trị của di sản văn hóa; về ý nghĩa, lợi ích của di sản văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển văn hóa, du lịch; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý bảo tồn di sản, phát triển du lịch. Hoàn thiện chính sách về công tác trùng tu, tôn tạo di tích, bảo tồn di sản linh hoạt, hiệu quả. Xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh gắn với các loại hình du lịch làng nghề.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...