Từ xây dựng văn hóa giao thông học đường tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngành giáo dục Hà Nội luôn chú trọng hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, giúp học sinh nâng cao nhận thức, từ đó xây dựng văn hóa giao thông học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô.

Được sử dụng môtô ở lứa tuổi nào, sử dụng sao cho đúng?

Đó là một trong những nội dung của buổi tuyên truyền kiến thức, phổ biến luật giao thông đường bộ được trường THCS Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) và Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) phối hợp tổ chức sự tham gia của hơn 800 cán bộ giáo viên , phụ huynh và  các em học sinh trong nhà trường. 

Từ xây dựng văn hóa giao thông học đường tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô - ảnh 1
Quang cảnh buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông đường bộ tại trường THCS Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội)

Bằng cách truyền tải lôi cuốn cùng những tình huống thực tế, ngôn từ dí dỏm, hài hước và gần gũi với các em học sinh, Đại úy Nguyễn Hồng Nhung - Cán bộ Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ; công tác đảm bảo trật tự ATGT, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn thành phố; các vi phạm giao thông thường gặp ở lứa tuổi học sinh, mức xử phạt từng hành vi vi phạm; các vụ TNGT và hệ lụy TNGT gây ra; các ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông…

Từ xây dựng văn hóa giao thông học đường tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô - ảnh 2
 Đại úy Nguyễn Hồng Nhung - Cán bộ Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) giao lưu, tương tác cùng các em học sinh

Bên cạnh đó, học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; các quy định xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo quy định; cách nhận biết một số biển báo giao thông và ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông và một số biển báo thường gặp…

Đặc biệt, tại phần giao lưu, tương tác trực giữa báo cáo viên và các em học sinh với những câu hỏi, tình huống thực tế đã tác động sâu sắc và trực diện vào tâm lý lứa tuổi học sinh khiến các em dễ dàng tiếp thu và ứng dụng, phòng tránh tai nạn trong thực tế tham gia giao thông.

Từ xây dựng văn hóa giao thông học đường tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô - ảnh 3
Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh được trang bị thêm nhiều kiến thức về Luật ATGT đường bộ

Nhà trường - Phụ huynh - Học sinh cùng xây dụng văn hóa giao thông

Là báo cáo viên trực tiếp của buổi tuyên truyền, Đại úy Nguyễn Hồng Nhung - Cán bộ Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, nhân dịp năm học mới cũng trong tháng cao điểm an toàn giao thông, Đội CSGT số 3 đã phối hợp cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng con em và các thầy cô giáo. Buổi tuyên truyền hôm nay, lực lượng chức năng đã gần 500 tờ rơi nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật về an toàn giao thông. Những nội dung trên không chỉ mang lại những kiến thức cần thiết cho các em học sinh mà còn góp phần xây dựng, cải thiện ý thức tham gia giao thông cho phụ huynh. Để mỗi vị phụ huynh có thể tự mình nhận thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình đưa con tới trường.

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên tuyền an toàn giao thông nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh và góp phần nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh” - Đại úy Nguyễn Hồng Nhung chia sẻ.

Kết thúc chương trình, đại diện nhà trường, phụ huynh, học sinh và công an phường sở tại đã ký cam kết tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ trong thời gian tới. Đó cũng là mục tiêu chung khi tất cả các bên đều hướng tới việc đảm bảo an toàn cho học sinh và giảm thiểu tai nạn giao thông ở Thủ đô. 

Thầy giáo Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Thông qua buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT, các em học sinh đã có thêm những hiểu biết và từ đó sẽ nâng cao ý thức chấp hành giao thông đường bộ. Ngoài nội dung này, trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy, bạo lực học đường… cho học sinh".

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.