Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương

HOÀNG NGUYÊN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ hội truyền thống làng Phương Viên được UBND xã Song Phương được long trọng tổ chức từ 3/3 đến 5/3 (tức 12/2-14/2 âm lịch) với sự tham gia của hàng nghìn người dân và khách thập phương. Nhiều hoạt động đặc sắc như giải đấu vật dân tộc, giải cờ người và lễ rước.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 1
Giải đấu vật dân tộc thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ

Chủ tịch UBND xã Song Phương Đỗ Văn Toàn cho biết, làng Phương Viên là làng cổ Việt Nam, mang đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, ảnh hưởng văn hóa đô thị là vùng đất của hội hè. Đình làng Phương Viên được tôn thờ vị tướng quân, quý danh là Thôi Tốc Đức Đại Vương là người được các triều đại nhà vua kính nể phong tặng là Thượng Đẳng Thần.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 2
Lễ rước thành hoàng làng tại lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương

Sự tích của Đức Đại Vương là một nhân tài lịch sử xuất hiện vào cuối thời Hùng Vương thế kỷ thứ II trước công nguyên. Ông là Người có công đánh giặc cứu nước, khi mất được dân làng Phương Viên tôn thờ. Di tích Đình làng Phương Viên đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận cấp Bằng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 26/6/1996.

Quán làng Phương Viên tôn thờ 3 vị nữ tướng thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh giặc Nam Hán (Tô Định) thua. Về sau nhà Hán cử Mã Viện sang xâm lược nước ta, 3 vị nữ tướng là: Bà ả Lã làng Đê, bà ả Tú, bà ả Huyền chỉ huy trận thủy chiến đánh quân Nam Hán đã anh dũng hy sinh tại trận Cống Khê (Hà Tây). Dân làng Phương Viên tôn thờ tại quán. Giữa đình với quán làng Phương Viên được tôn thờ các vị là một quần thể khuôn viên. Đó là những nét sơ lược sự tích của nhà Ngài.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 3
Giải cờ người tại lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương

Nhất niên, Nhất lệ, hàng năm cứ vào ngày 12/02 (Âm lịch) dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy - HĐND - UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Song Phương, được UBND huyện Hoài Đức cho phép, làng Phương Viên mở hội truyền thống, thể hiện đạo lý của dân tộc Việt Nam. Để cầu nguyện đất trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, được mùa bội thu, sự gặp gỡ giao duyên, âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy lộc. Để tưởng nhớ công đức Thành hoàng làng, người đã có công “hộ quốc an dân”, cầu nguyện cho dân làng được nhân khang, vật thịnh, mọi sự bình an.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 4
Đông đảo người dân tham dự lễ hội

Lễ hội truyền thống làng Phương Viên là một biểu tượng văn hóa Việt Nam để người dân được bày tỏ niềm tin, lòng mong muốn có một cuộc sống yên bình, gia đình ấm no, hạnh phúc, phú quý thọ khang ninh. Lễ hội không chỉ để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh mà còn thể hiện đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ người trồng cây" và tưởng nhớ biết ơn kính trọng công ơn đức độ của đức Thành Hoàng làng đã có công với nước với dân, với các Anh hùng liệt sỹ của dân tộc.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 5
Chủ tịch UBND xã Song Phương Đỗ Văn Toàn phát biểu tại lễ hội

Chủ tịch UBND xã Song Phương Đỗ Văn Toàn nhấn mạnh: Lễ hội được định hướng phát triển với việc xếp hạng của các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, tạo cho quần chúng nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm giữ gìn bảo vệ, trân trọng những di sản văn hóa, nghệ thuật mà những tiền nhân đã để lại, tạo cho các cấp ngành, các đoàn thể ở địa phương chăm lo, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa của địa phương mình.

Tưng bừng Lễ hội làng Phương Viên, xã Song Phương - ảnh 6
Người dân tham gia triển lãm tại lễ hội làng Phương Viên

Lễ hội còn làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, bảo tồn và làm sống lại bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Để nhân dân thực sự có cuộc sống văn minh của chính mình, của địa phương, của quê hương mình.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.