Vì sao bến xe Yên Sở đang xây đã “sập”?

Chia sẻ

Từ kỳ vọng là một trong những bến xe hiện đại nhất cả nước, dự án bến xe Yên Sở đã trở thành “điểm đen đô thị”, lãng phí tài nguyên đất...

Được kỳ vọng là một trong những bến xe hiện đại nhất nước, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực phía Nam Thủ đô, nhưng sau những ngày động thổ rầm rộ ban đầu, 3 năm nay, bến xe Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ là bãi đất hoang, quây tôn kín mít. Vì sao một dự án được ngành chức năng Hà Nội khẳng định đã nghiên cứu thận trọng và đánh giá toàn diện lại “nửa đường đứt gánh”?

Vị trí lô đất ven đường Vành đai 3 được chuẩn bị làm bến xe Yên Sở.Vị trí lô đất ven đường Vành đai 3 được chuẩn bị làm bến xe Yên Sở.

"Tôi không hiểu tại sao bến xe Yên Sở được khởi công xây dựng một thời gian rồi lại treo mấy năm nay. Giờ không làm nữa, đất đai hoang hóa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như vấn đề dân sinh xung quanh. Người dân rất bức xúc", đây là ý kiến của ông Trần Văn Quy, người dân quận Hoàng Mai khi nói về thực trạng dự án xây dựng bến xe Yên Sở triển khai trên địa bàn.

Ông Trần Văn Quy cho biết, trước khi thành phố cho doanh nghiệp vào đầu tư dự án, người dân đã phản đối vì bến xe quá gần khu dân cư. Thành phố vẫn quyết, và rồi, giải phóng xong mặt bằng, việc xây dựng bến xe bỗng nhiên dừng lại. Người dân đã nhiều lần kiến nghị xử lý tình trạng dự án treo, nhất là qua các cuộc tiếp xúc của đại biểu hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân thành phố nhưng đâu vẫn hoàn đấy.

Theo Quyết định năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội, việc xây dựng Bến xe Yên Sở sẽ hoàn thành trong năm 2018. Bến xe khách này có vị trí nằm ở phía Nam đường vành đai 3, gần khu vực Yên Sở và được định hướng là bến xe khách trung hạn, với diện tích khoảng 3,5ha. Khi xây dựng xong, bến xe Yên Sở sẽ là bến xe hiện đại, khép kín từ khu vực đón khách, trả khách, xe xếp chỗ chờ khách đến bán vé. Hầu hết công đoạn tại bến xe sẽ tự động hóa như kiểm soát xe ra, hiển thị thông tin lịch trình, khu vực xe buýt, taxi… 

Ông Cao Gia Quý, cán bộ địa chính phường Yên Sở, quận Hoàng Mai cho biết, sau khi thành phố có quyết định xây dựng bến xe Yên Sở, chính quyền địa phương đã nhanh chóng vào cuộc giải phóng mặt bằng (trong đó có 241 hộ gia đình có đất nông nghiệp, diện tích 1,8ha). Tuy nhiên, từ khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (năm 2018) đến nay, dự án đã dựng lại.

Ông Cao Gia Quý cho biết: "Chúng tôi đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư từ năm 2018, nhưng nay dự án đang dừng lại. Chúng tôi mong muốn ngành chức năng thành phố sớm tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh dự án". 

Từ kỳ vọng là một trong những bến xe hiện đại nhất cả nước, dự án bến xe Yên Sở đã trở thành “điểm đen đô thị”, lãng phí tài nguyên đất… Lý giải về thực trạng bến xe Yên Sở “chưa kịp nở đã tàn”, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: "Thành phố đã thỏa thuận cho một doanh nghiệp đầu tư bến xe Yên Sở. Khi đã thỏa thuận và ra quyết định đầu tư rồi, nhưng trong dự án này có một phần đất công thuộc Hợp tác xã quận Hoàng Mai và có những kiến nghị rà soát, nên việc xây dựng Bến xe đang bị treo".

Trước đó, để bảo vệ cho cái đúng của mình, trả lời báo chí, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội một mực khẳng định, chủ trương đầu tư xây dựng Bến xe khách Yên Sở là cần thiết. Việc quy hoạch, xây dựng Bến xe khách Yên Sở đã được nghiên cứu thận trọng và đánh giá toàn diện các yếu tố cùng với sự tham gia góp ý của các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng thể các yếu tố liên quan đến định hướng quy hoạch, phát triển đô thị, đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ giữa các đồ án quy hoạch và hướng tới phát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Công tác triển khai xây dựng Bến xe khách Yên Sở trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn phù hợp với tiến độ định hướng trong đồ án quy hoạch Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Rõ ràng, với cách làm có phần vội vàng, không có kế hoạch của ngành chức năng, Hà Nội đã hình thành một bến xe “treo”, ảnh hưởng lớn đến mỹ quan đô thị, lãng phí tài nguyên đất. Và câu chuyện, bao giờ giao thông khu vực phía Nam Thủ đô trở nên thông thoáng, thuận tiện cho người dân vẫn là một câu hỏi lớn?

(Theo VOV.VN)

Theo https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/vi-sao-ben-xe-yen-so-dang-xay-da-sap-849271.vov

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.