Xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để giải quyết những bất cập phát sinh

Chia sẻ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tế hiện nay.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.

Qua gần 9 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả hiệu lực, tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.

Xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để giải quyết những bất cập phát sinh - ảnh 1

Cụ thể: Một số quy định của pháp luật tài nguyên nước cần phải được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tế và phù hợp với pháp luật có liên quan như quy định về vật thể chứa nước (dòng sông, tầng chứa nước), quy hoạch tài nguyên nước, cấp giấy phép tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước.

Vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia chưa được quy định trong Luật trong bối cảnh tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp,…

Chưa có chính sách, quy định cụ thể nhằm tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước, dẫn đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chưa tính toán đủ giá thành sản phẩm, chưa xác định chính xác hiệu quả sử dụng nước, dẫn đến việc tính thiếu, thu không đủ dẫn đến việc sử dụng nước không tiết kiệm, thất thoát, lãng phí nước, gây thất thu ngân sách nhà nước và triệt tiêu động lực phát triển, không kêu gọi được việc xã hội hóa trong ngành nước, nhất là cấp nước cho nông nghiệp…

Do vậy, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập nêu trên.

Đề xuất các giải pháp công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước

Dự thảo đề xuất bổ sung nhiều quy định mới. Cụ thể, đối với chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước: Dự thảo bổ sung quy định về việc xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu, chỉ số theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia, lưu vực sông. Bổ sung quan điểm, nguyên tắc về chính sách xã hội hóa hoạt động quan trắc tài nguyên nước; phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; thẩm định các dịch vụ công lĩnh vực tài nguyên nước; các hoạt động bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, khôi phục cảnh quan, phát triển nguồn sinh thủy.

Đối với việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy: Bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy. Bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước. Đề xuất các giải pháp công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô.

Về biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả: Dự thảo quy định rõ hơn các biện pháp, chế tài trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước. Bổ sung quy định về sử dụng nước hướng đến tiết kiệm nước trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước.

Về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Sửa đổi, bổ sung theo hướng tách bạch quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong khai thác tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước.

Về đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước: Bổ sung quy định chi tiết nội dung liên quan đến cơ chế, tổ chức thực hiện liên quan đến huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện dịch vụ công.

Về phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo: Bổ sung quy định chi tiết về quản lý đào, san lấp ao, hồ chứa nước. Bổ sung quy định, nguyên tắc việc áp dụng các biện pháp thu gom nước mưa, giảm ngập lụt ở các khu đô thị, khu tập trung dân cư.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.