Xe buýt nhanh BRT: Từ “kỳ vọng” trở thành “thất vọng”

Chia sẻ

Được TP Hà Nội kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện vận chuyển công cộng có sức chứa lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong nội đô. Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào hoạt động, những gì mà dự án BRT đem lại không như kỳ vọng.

Khu vực nhà chờ Giảng Võ vắng bóng khách.Khu vực nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) Giảng Võ vắng bóng khách.

Nhà chờ vắng bóng khách

Theo ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, tại nhà chờ BRT trạm Kim Mã, đây là điểm khởi hành của tuyến xe BRT 01 Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa. Lúc này vào khoảng 7h30 sáng, tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, số lượng hành khách tham gia sử dụng tuyến xe buýt BRT này chưa thực sự đông. Mặc dù lẽ ra vào thời điểm này sẽ phải có rất nhiều hành khách, bởi đoạn đường mà tuyến xe này đi qua có nhiều các trụ sở cơ quan, văn phòng… Trên thực tế, hành khách đợi tại nhà chờ rất vắng, hầu hết là những cụ già cao tuổi, số người chờ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Chị Lê Thu Hồng, nhân viên quầy bán vé tại trạm Kim Mã cho biết, so với các tuyến xe buýt thông thường thì BRT ít người sử dụng hơn cả. Mặc dù xét về chất lượng và tốc độ thì BRT đều vượt trội hơn hẳn. Khách hàng chủ yếu là những người cao tuổi, lựa chọn đi BRT vì nhanh và thông thoáng không phải chen nhau như những tuyến xe khác. Do đó, chúng tôi vẫn hay thường nói vui với nhau, BRT là "chuyến xe dành cho người già".

Khi được hỏi về số lượng vé hằng ngày bán ra có được nhiều hay không, chị Hồng chỉ lắc đầu và nói: “Mọi người ai đi nhiều thì đa phần đều mua vé tháng hết cả rồi, còn vé lượt theo ngày thì ít lắm. Ngày nhiều lắm thì được khoảng từ 50-100 vé. Toàn là các bạn học sinh, sinh viên rủ nhau đi thử cho biết”.

Không khác với trạm Kim Mã là mấy, tại nhà chờ BRT Giảng Võ, những gì hiện ra trước mắt chúng tôi là một khung cảnh vắng lặng như tờ. Phía bên trong nhà chờ là một chị nhân viên ngồi trong quầy bán vé, bên ngoài có một cô lao công đang cặm cụi vệ sinh sạch sẽ khu vực chờ của khách.

Vì sao từ “kỳ vọng” lại thành “thất vọng”

Từ ngày 1/1/2017, tuyến buýt nhanh BRT 01 Yên Nghĩa – Kim Mã chính thức được đưa vào hoạt động. Theo thiết kế ban đầu, chiều dài toàn tuyến là 14,77 km, sẽ có 24 xe buýt nhanh bao gồm 20 xe vận doanh vào ngày thường và 14 xe vận doanh vào ngày Chủ nhật.

Với những ưu điểm là có đường dành riêng, tốc độ xe nhanh cùng với nhiều tiện nghi. Đây được xem như lợi thế của tuyến xe buýt BRT so với những tuyến xe buýt truyền thống thông thường. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, tuyến buýt BRT Hà Nội đã được kỳ vọng sẽ phần nào giúp giảm tắc nghẽn giao thông nội đô, nâng cao ý thức sử dụng phương tiện công cộng của người dân.  

 

Tuy nhiên, cho đến nay tuyến buýt BRT đã và đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết. Cụ thể, vào những khung giờ cao điểm, khi mà mật độ lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông lớn, gây ra ùn tắc trên khắp các tuyến đường.  

Dù đã được phân một làn đường ưu tiên chỉ dành riêng cho xe buýt BRT, nhưng khi vào giờ cao điểm, các phương tiện tham gia giao thông đông, nhiều phương tiện cố tình đi lấn vào làn đường dành riêng của BRT, làm giảm đi tốc độ lưu thông của xe.

Chưa hết, việc bố trí hoạt động của BRT ở trên các tuyến đường có mật độ giao thông dày đặc, các nhà cao tầng mọc san sát nhau. Không kể đường ưu tiên dành cho BRT lại chiếm 1/3 làn đường và đi qua nhiều ngã tư giao cắt nhau. Nên vô hình chung đã biến BRT trở thành một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông, không thể phát huy được hiệu quả đặt ra ban đầu.

Anh Nguyễn Quang Việt, một người dân sống ở Khuất Duy Tiến. Tuyến đường có xe buýt BRT đi qua cho hay: “Vào lúc tan sở hay những giờ cao điểm, các xe đi qua đây rất nhiều nên chuyện tắc đường xảy ra như cơm bữa rồi. Chưa kể lại thêm việc “xẻ” đường làm làn dành riêng cho BRT thì lại càng thêm tắc. Nói là dành riêng chứ lúc tắc thì mọi người cứ mạnh ai nấy đi thôi, chỗ nào thoáng thì đi. Đến vỉa hè người ta còn phi lên nữa là đi vào làn BRT”.

Ngoài ra, việc để nhà chờ BRT trên một vài tuyến đường không có cầu bộ hành dành cho khách. Dẫn đến việc có nhiều người đã bất chấp nguy hiểm để băng qua đường, ngay giữa dòng xe đang lưu thông. Gây mất an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

Trước những bất cập nêu trên, dự án nghìn tỷ BRT đang từ việc nhận được sự kỳ vọng của người dân nói chung và lãnh đạo thành phố Hà Nội nói riêng về một giải pháp giao thông công cộng. Góp phần làm đô thị hóa, hiện đại hóa bộ mặt của thành phố. Nay lại đang dần trở thành một nỗi thất vọng khi không phát huy được hiệu quả đề ra ban đầu.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cùng với lãnh đạo của thành phố nên sớm đưa ra được những giải pháp hữu ích và cần thiết. Để có thể sớm “cứu” được một dự án đang trên đà thất bại. Sớm đưa BRT trở thành một thứ dịch vụ thiết yếu dành cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.