Xuân về nghe người trồng phật thủ kể chuyện

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng niềm đam mê với quả phật thủ, chị Lê Thị Thỉnh (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã dày công chăm sóc, dành nhiều tâm huyết cho loại quả không thể thiếu trên ban thờ của người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Người trồng phải hiểu “tính cây”

Vườn cây của chị Lê Thị Thỉnh (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội) rộng khoảng chừng 1.000m2 với hơn 300 gốc cây phật thủ. Nghe chị kể, cây phật thủ rất “khó tính” nên kỹ thuật trồng rất phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng để cây có thể phát triển một cách tốt nhất, cho ra những trái quả đẹp để mang về nguồn lợi kinh tế cao. 

Hàng năm, vườn phật thủ của nhà chị mang lại cho gia đình một khoản kinh tế lớn đủ để nuôi các con ăn học và duy trì cuộc sống. Theo ước tính, mỗi quả phật thủ trong vườn nhà chị sẽ tùy theo kích cỡ, hình dáng mà có giá dao động từ 200.000 - 400.000 đồng/quả. Những quả to đẹp, có “ngón tay” dài đều bung xòe thường được các dân chơi săn đón cũng sẽ có giá lên đến vài triệu đồng một quả. Vì mát tay trồng nên vườn phật thủ của chị Thỉnh thường được rất nhiều người trong vùng biết đến, các thương lái cũng theo đó mà tới đặt cây từ rất sớm,.

Xuân về nghe người trồng phật thủ kể chuyện - ảnh 1
  Chị Lê Thị Thỉnh nâng niu, chăm sóc từng gốc cây phật thủ trong vườn 

Với kinh nghiệm 10 năm trồng phật thủ, chị Lê Thị Thỉnh cho biết, yếu tố quan trọng nhất trong việc để cây phát triển là phải lựa chọn được loại đất trồng phù hợp. Cây phật thủ là loài cây có bộ rễ chùm nên đất pha cát sẽ là ưu tiên hàng đầu, trước khi gieo hạt hay trồng cây nên bón lót với vôi để có thể xử lý các mầm mống gây bệnh có trong lòng đất. 
Bên cạnh đó, nguồn nước để tưới cho cây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Mỗi nhà vườn trồng phật thủ thường phải lắp đặt một giàn hệ thống tưới nước để giữ ẩm cho cây. Ban đầu có thể tưới từ 3-5 ngày/lần cho những tuần mới trồng, sau đó mỗi lần tưới có thể cách nhau khoảng từ 8 - 10 ngày/lần. 

Chị Thỉnh chia sẻ: “Như bao nghề khác, nghề làm vườn cũng đòi hỏi phải có đam mê, tâm huyết. Muốn cây trở nên đẹp hơn, nghệ thuật hơn phải tốn rất nhiều công sức. Bởi thế mà mỗi người làm công việc này phải rất kiên trì, tỉ mỉ”. 

Khó khăn nhất trong việc trồng loại cây này là chăm sóc, căn thời điểm để các cây chín đều, phát triển đẹp, múi quả phát triển to tròn và đẹp. Để làm được điều đó, theo lời chị Thỉnh người trồng phải hiểu được “tính cách” của cây, phật thủ cũng như con người, cần chăm sóc, nâng niu, đáp ứng đủ nhu cầu cho cây phát triển, thêm vào đó là điều kiện thời tiết ôn hòa sẽ cho ra những trái quả đẹp. 

Hoa phật thủ có mùi thơm và quả không có nước, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Vì vậy mà không ăn được, nhưng có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý. Ngày nay, người dân khi chọn mua quả phật thủ thường chọn những quả to, ngón tay của phật thủ nhiều, dài mập, các ngón đều nhau.

Chị Thỉnh cho biết, hàng năm thương lái khắp nơi đều tới vườn của chị để ngắm nghía vườn phật thủ, ưng mắt cây nào sẽ đặt cọc để chọn quả cây đó đem về làm quà biếu Tết. Năm nay cũng như vậy, thời điểm khoảng tháng 11 âm lịch, vườn cây nhà chị đã được người ta “chọn mặt gửi vàng” từ rất sớm, cả vườn hơn 300 gốc cây đã có chủ chỉ đợi ngày thu hoạch. 

Xuân về nghe người trồng phật thủ kể chuyện - ảnh 2
  Mỗi cây phật thủ đều được chị Thỉnh “thổi hồn” vào đó 

Mang lại bình an trên bàn thờ gia tiên của người Việt

Khi được hỏi về nguồn gốc của giống cây độc đáo này, chị Thỉnh cho biết, sở dĩ loại quả này được đặt tên là phật thủ bởi thân cây có hình dáng nhỏ, lá mọc so le, hình trứng, quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. 

Theo quan niệm từ xa xưa, quả phật thủ được nhiều người dân nước ta đón nhận và thường được bày trên mâm ngũ quả mỗi dịp Tết đến, Xuân về hay đơn giản chỉ là đặt trên ban thờ để thắp hương tổ tiên, cha ông bởi loại quả này có hình dáng giống như bàn tay của Phật đang bao bọc và ban phước lành cho các thành viên trong gia đình. Một lí do khác khiến cho quả phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho mọi người trong nhà.

Xuân về nghe người trồng phật thủ kể chuyện - ảnh 3

Hiện nay, giá của mỗi quả phật thủ được bán ra trên thị trường từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Nhiều người còn đặt mua cả cây, giá một cây phật thủ dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng. Nhưng để tìm ra được một quả phật thủ to, đẹp, các ngón tay dài và đều thể hiện đầy đủ ý nghĩa không phải là điều dễ dàng.

Thông thường người ta căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, không xù xì và có màu vàng. 

“Người mua phật thủ sẽ thường đếm các ngón của quả. Với những người tâm niệm, khi đếm chọn quả thường sẽ áp dụng theo quy luật “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”. Nghĩa là người mua sẽ đếm các ngón qua lần lượt theo 4 từ như vậy, lặp đi lặp lại nếu ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái là rất quý. Những quả này thường rất đắt tiền, giá có thể lên đến vài triệu vì cả vườn may ra chỉ được 1 đến 2 quả như vậy” - chị Thỉnh chia sẻ thêm. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.