"Yêu mới khó, phòng ngừa HIV có ngại gì"

Chia sẻ

Đây là chiến dịch cộng đồng về dự phòng lây nhiễm HIV vừa được Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (VAAC) khởi động nhằm đóng góp vào nỗ lực đạt được mục tiêu quốc gia về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030. Chiến dịch nhằm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới Phòng, chống AIDS năm 2021 của Việt Nam.

Khoảng 40.000 người có H chưa được chẩn đoán hoặc điều trị

Theo ước tính, cuối năm 2020, cả nước có 250.000 người sống chung với HIV tại Việt Nam. Tính từ đỉnh dịch vào những năm 2007-2008, số trường hợp phát hiện nhiễm HIV và số tử vong liên quan đến HIV/AIDS giảm dần qua từng năm. Vào năm 2020, có 2.160 người tử vong liên quan đến HIV/AIDS.

Cũng theo thống kê, có 85% người có H biết được tình trạng HIV của họ, 78% chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị kháng virus (ARV), và 96% người có H đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (1000 bản sao/mL). Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia có tỷ lệ điều trị HIV thành công cao nhất trên thế giới, hướng tới mục tiêu 95-95-95 và kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

Hiện nay, các dịch vụ điều trị tại Việt Nam đều được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Trong điều trị PrEP, các thuốc kháng virus được sử dụng nhằm ngăn ngừa sự lây truyền HIV sang cho những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Vào cuối năm 2020, có hơn 13.600 người đã sử dụng các dịch vụ PrEP tại Việt Nam.

Mặc dù đã đạt được những con số tích cực, song hiện nay, vẫn có khoảng 40.000 người có H đang sống trong cộng đồng chưa được chẩn đoán hoặc được điều trị. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, sự gia tăng ca mắc mới trên các nhóm dễ tổn thương như đồng tính nam (MSM) cũng như độ bao phủ của các dịch vụ can thiệp vẫn còn hạn chế.

K (trú tại Hà Nội) bị lây nhiễm HIV từ mẹ khi chào đời. Đến năm 18 tuổi, K yêu và kết hôn với một cô gái từ quê khác đến địa phương làm công nhân. Mặc dù đã kết hôn, song K và mẹ không nói cho vợ biết về bệnh tật của mình. “Em sợ cô ấy sốc nên trước mắt, em sẽ cố gắng giữ kín, đồng thời tự có biện pháp đảm bảo an toàn cho cả hai” – K nói. Chị Mai Hải Anh (trưởng nhóm Ban Mai Đông Anh, Hà Nội) cho rằng, với các trường hợp giấu bạn tình về bệnh có thể sẽ gây ra những hệ luỵ như không có biện pháp bảo vệ kịp thời, lây nhiễm HIV cho bạn đời, người yêu…

Hình ảnh triển lãm trong chiến dịch “Yêu mới khó, phòng chống HIV có ngại gì”.Hình ảnh triển lãm trong chiến dịch “Yêu mới khó, phòng chống HIV có ngại gì”. (Ảnh: BTC)

Giúp người trẻ nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS

Chiến dịch “Yêu mới khó, phòng ngừa HIV có ngại gì” nhằm quảng bá các biện pháp dự phòng HIV mới nhất – so sánh sự tương phản giữa những khó khăn của tình yêu với sự dễ dàng, an toàn và hiệu quả trong việc áp dụng các phương pháp mới nhất hiện nay trong sử dụng các thuốc kháng virus để dự phòng HIV. Chiến dịch cũng giúp thúc đẩy nhận thức của người dân nói chung và nhóm người trẻ có hành vi nguy cơ cao rằng: Chúng ta đang sống trong một thời đại khi mà tình trạng HIV không còn là vấn đề gây cản trở khi nói về các mối quan hệ, tình yêu và chăm sóc sức khỏe.

TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS chia sẻ: “Trong gần 40 sự kiện mà Cục cùng các đối tác thực hiện thì chiến dịch “Yêu mới khó. Phòng ngừa HIV có ngại gì” nhắm đến những người trẻ, đặc biệt là những người đang có nguy cơ cao đối với HIV. Chiến dịch này quảng bá một thông điệp then chốt là: Hiện nay, việc phòng ngừa và điều trị HIV bằng thuốc kháng virus (ARV) là an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết… Vì thế, mọi người có nhu cầu cần tiếp cận dịch vụ này càng sớm càng tốt để được tư vấn và nhận dịch vụ”.

Chiến dịch bao gồm các hoạt động truyền thông xã hội, gồm triển lãm nghệ thuật có tựa đề “Bảo tàng tan vỡ”, video âm nhạc chủ đề “Yêu mới khó” – một sản phẩm âm nhạc hợp tác cùng rapper Kimmese – để những người đang sống và chịu ảnh hưởng của HIV được chia sẻ tiếng nói của mình và trang web “yeumoikho.com”. Các hoạt động phối hợp cùng các đối tác y tế, các tổ chức cộng đồng tại các tỉnh và các tổ chức cộng đồng để quảng bá chiến dịch “Yêu mới khó”, chia sẻ thông tin trong mạng lưới của mình về ARV trong dự phòng và tiếp cận trạng thái trung tính với HIV…

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.