Cơ hội phát triển kinh tế cho hàng nghìn phụ nữ dân tộc thiểu số

Chia sẻ

Sáng 28/4, Viện Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED), đơn vị thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam giới thiệu dự án "nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam", đồng thời ra mắt mạng lưới báo chí trong khuôn khổ dự án này.

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Xuân Hiếu, Quản lý dự án tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết, đây là một dự án tích hợp và ứng phó dựa trên cơ sở giới, được thiết kế nhằm đóng góp cho mục tiêu nâng cao điều kiện kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Dự án được xây dựng thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền để giải quyết các bất bình đẳng giới cho một số nhóm phụ nữ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam. Dự án được Bộ các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) tài trợ. 

Dự ánDự án đặt mục tiêu tiếp cận và tạo ảnh hưởng tới 2.635 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số tại 9 xã thuộc 2 huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) trong thời gian từ tháng 4/2021 tới hết tháng 3/2025.

Dự án có 2 hợp phần: Hợp phần 1- Thúc đẩy các quyền về kinh tế, đặc biệt cho phụ nữ nông thôn nghèo và dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hợp phần 2 - Tăng cường sự tham gia của phụ nữ nông thôn nghèo và dân tộc thiểu số vào các hoạt động kinh tế có thu nhập.

Bàn về việc tăng cường năng lực truyền thông cho mạng lưới báo chí trong khuôn khổ dự án "Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ tại Việt Nam", ông Vũ Ngọc Dũng, đại diện Viện Nghiên cứu truyền thông phát triển chia sẻ, mục tiêu tổng thể nhằm tăng cường truyền thông về quyền kinh tế của phụ nữ và các sản phẩm do phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất trong mạng lưới báo chí. Dự án đặt mục tiêu tiếp cận và tạo ảnh hưởng tới 2.635 phụ nữ và nam giới người  dân tộc thiểu số tại 9 xã thuộc 2 huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) trong thời gian từ tháng 4/2021 tới hết tháng 3/2025.

Theo đó, các hoạt động dự kiến sẽ tập huấn: Nâng cao kiến thức về quyền kinh tế và các vấn đề khác liên quan trong dự án, kết nối nhà báo với mạng lưới doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự; tổ chức các chuyến làm việc tại địa bàn dự án; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm…. Cùng với đó, quyền lợi của nhà báo được nâng cao kiến thức về quyền kinh tế của phụ nữ; tiếp cận thông tin của dự án, doanh nghiệp để viết tin, bài; tham gia góp ý và hỗ trợ thông tin truyền thông cho các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi dự án…. .

Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) là một trong những đối tác triển khai dự án, phụ trách hợp phần “Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức làm việc về các vấn đề của phụ nữ, cơ quan truyền thông/báo chí, doanh nghiệp và mạng lưới của họ trong thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”. Diễn đàn nhằm mục đích trao đổi học hỏi nâng cao năng lực lẫn nhau về năng lực truyền thông của các tổ chức xã hội đang quan tâm và thực hiện các dự án thúc đẩy, nâng quyền kinh tế cho phụ nữ, đồng thời thúc đẩy và tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại giữa các bên nhằm nâng cao hiểu biết, tăng cường tiếng nói và các hành động chính sách cụ thể liên quan đến tăng quyền kinh tế của phụ nữ.

Tại buổi tọa đàm, các nhà báo, phóng viên hiểu rõ về mục đích của mạng lưới, quyền lợi, trách nhiệm của việc tham gia mạng lưới; đồng thời, nhằm tạo ra một diễn đàn chung để vừa trao đổi học hỏi nâng cao năng lực truyền thông của các tổ chức xã hội đang quan tâm và thực hiện các dự án thúc đẩy, nâng quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.