Cửa hàng thực phẩm sạch: Chỉ là... tự phong

Chia sẻ

PNTĐ-Cửa hàng thực phẩm sạch (TPS) hiện đang được các bà nội trợ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, sự hào nhoáng bên ngoài đó không đồng nghĩa với chất lượng thực của sản phẩm.

 
“Cháy nhà” mới ra… lừa đảo
 
Rau xanh là mặt hàng kinh doanh chính tại hệ thống cửa hàng thực phẩm Mr.Sạch, 55 Trần Nhân Tông, HN. Rau bán ở đây là rau hữu cơ, chất lượng cao nhất trong các loại rau vì không phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… Giá rau vì thế rất đắt, gấp 2-3 lần so với rau an toàn như dưa chuột, củ cải hay khoai tây đều có giá xấp xỉ 30.000 đồng/kg. Ngoài ra, cửa hàng rộng rãi, sạch sẽ, hệ thống quầy hàng và tủ bảo quản được đồng bộ, rau được đóng gói sạch, đủ thông tin, nên được không ít người tiêu dùng đặt niềm tin.
 
Nhưng, chỉ đến khi Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hệ thống đảm bảo cùng tham gia nông nghiệp (PGS) - hệ thống duy nhất chứng nhận chất lượng các sản phẩm hữu cơ cho thị trường nội địa - lên tiếng về những “khuất tất” trong quy trình phân phối sản phẩm trên hệ thống cửa hàng Mr.Sạch thì người tiêu dùng mới ngã ngửa. Hóa ra, lâu nay, rau hữu cơ bày bán tại Mr.Sạch được trồng tại vùng đất chưa được PGS cấp chứng nhận do nguồn nước không đảm bảo. PGS còn phát hiện một số loại rau thông thường từ tỉnh Hà Nam đã được đưa vào bao bì có in nhãn hữu cơ cùng logo PGS của liên nhóm hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình) để bán và đặt mức giá tương đương các loại rau hữu cơ cùng loại.
 
Cửa hàng thực phẩm sạch: Chỉ là... tự phong - ảnh 1
Sau khi bị lật tẩy những khuất tất trong phân phối, thực phẩm hữu cơ
tại cửa hàng Mr.Sạch được đổi tên thành… thực phẩm sạch (!?)  
  (Ảnh: Thương Huế)
 
Không chỉ thế, Mr.Sạch còn ghi nhãn “thực phẩm hữu cơ” tràn lan trên tất cả các sản phẩm không phải là hữu cơ được bán tại cửa hàng. Trong khi người tiêu dùng tức giận vì bị lừa thì đại diện Mr.Sạch chỉ đưa ra giải thích… nhẹ tênh và vô trách nhiệm rằng: đó là một sai sót và nhầm lẫn không đáng có trên bao bì. Sau sự cố này, thay vì có phương án khắc phục tích cực, Mr. Sạch lại dán đè lên tất cả sản phẩm nhãn khác, cũng cao cấp không kém là thực phẩm sạch (!?).
 
Mô hình kinh doanh như tại Mr.Sạch hiện đang được nhiều nơi ở HN áp dụng, nơi thì chuyên doanh rau xanh, nơi lại thêm thịt sạch, có địa chỉ chuyên về hoa quả… Những cửa hàng này đều có điểm chung là gây ấn tượng với khách hàng bằng cảm quan bên ngoài như sạch sẽ, thực phẩm được sơ chế, bao gói kín… Tuy nhiên, nguồn gốc chất lượng thực lại là sự đánh đố với người tiêu dùng. Chị Nguyễn Xuân Thanh, Hào Nam chia sẻ: “Tôi thường xuyên mua rau, thịt tại cửa hàng treo biển thực phẩm sạch tại Kim Liên. Nhiều lần tôi cũng hỏi về giấy chứng nhận sản phẩm nhưng chỉ được trả lời qua loa rằng: tất cả đều được thể hiện trên bao bì. Kiểm tra kỹ đều là thông tin đơn vị sản xuất công bố, khác hẳn với chứng nhận hay bình chọn của các cơ quan chức năng”.

Từ “sạch” đang bị lạm dụng và lợi dụng
 
Liên quan đến việc cấp phép kinh doanh TPS, trao đổi với chúng tôi, đại diện phòng quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết: Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do đơn vị này cấp chỉ là chứng nhận về mặt bằng, diện tích… chứ không bao hàm chất lượng các mặt hàng thực phẩm kinh doanh trong cửa hàng đó. Lĩnh vực này thuộc trách nhiệm của ngành y tế.
 
Trao đổi với Sở Y tế thì đại diện sở thừa nhận, trước đây, ngành từng đặt ra vấn đề này với hy vọng những chỉ dẫn cửa hàng TPS được xem như những quy chuẩn, quy định để làm cơ sở quản lý lĩnh vực kinh doanh được dự báo sẽ phát triển mạnh. Tuy nhiên, đến nay, dự định tốt đẹp này vẫn chỉ dừng lại ở sự khởi thảo trên giấy. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết trong các hướng dẫn của mình, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng không có quy định nào đề cập đến tiêu chuẩn cho TPS mà chỉ có thực phẩm đảm bảo ATVSTP và không bảo đảm ATVSTP mà thôi.
 
Như vậy có thể hiểu, các cửa hàng TPS hiện nay, chỉ là tự phong.  
  
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Sinh học và công nghệ thực phẩm cho rằng, khi mà thực phẩm bẩn, không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm đang được bày bán tràn lan, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng thì việc phát triển và kinh doanh các sản phẩm sạch cần được khuyến khích. “Tuy nhiên, trước tình trạng cửa hàng kinh doanh TPS mạnh ai nấy làm một cách tự phát như hiện nay thì từ “sạch” đang bị lạm dụng và lợi dụng để quảng cáo cho sản phẩm một cách quá đà và trục lợi trên niềm tin của người tiêu dùng.
 
Đến mức, có lần đi mua hàng tại cửa hàng TPS, tôi đã tròn mắt ngạc nhiên khi được giới thiệu mua cả kẹo lạc, mắm sạch…”. Vì vậy, để tránh bị lừa, người tiêu dùng nên mua hàng tại các địa chỉ có uy tín, mua hàng có nguồn gốc, xuất xứ và không nên quá tin vào quảng cáo mà bỏ qua những khuyến cáo cần thiết trong chế biến thực phẩm. Các cơ quan chức năng cũng cần tích cực vào cuộc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát với những cửa hàng TPS tự phong, xử lý nghiêm và công khai với các trường hợp trà trộn hàng kém chất lượng. Đây cũng là một trong cách hỗ trợ thiết thực với người tiêu dùng.
 
Việt Bách

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.