Đầu năm, ăn thịt dê: Không phải ai dùng cũng tốt

Chia sẻ

PNTĐ-Chào năm mới Ất Mùi, nhiều gia đình tại HN rủ nhau thưởng thức thịt dê với mong muốn mang lại may mắn, tài lộc...

 
Đầu năm, ăn thịt dê: Không phải ai dùng cũng tốt - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Món ăn này lâu nay lại mặc nhiên được xem là tốt cho sức khỏe sinh sản, hiệu nghiệm với các đấng mày râu nên vừa khai xuân, không ít các nhà hàng chuyên về mặt hàng này đã được dịp “vào cầu” tấp nập người mua, khách đặt chỗ.  
 
Tuy nhiên, ăn thịt dê đầu năm có thực sự mang lại may mắn không thì ngay cả một số nhà nghiên cứu văn hóa, chuyên gia dinh dưỡng cũng… lần đầu được biết đến. GS Nguyễn Minh Đức – Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP cho biết, quan niệm này có lẽ xuất phát từ một vài vùng quê theo tập tục của địa phương, cũng giống như người miền Nam đầu năm ăn thịt vịt, một số nơi khác lại ăn thịt chó... So với các loại thịt khác, thịt dê trước đây ít về số lượng do quy mô chăn nuôi hẹp. Gần đây, món ăn về dê trở nên phổ biến, lượng đàn dê tăng, người tiêu dùng có nhiều cơ hội thưởng thức các món chế biến từ loài sơn dương này. Thịt dê có lẽ vì thế được gắn thêm nhiều ý nghĩa khác, ngoài tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe.
 
Bỏ qua những quan niệm về tài lộc, may mắn, GS Đức khẳng định, thịt dê là món ăn tốt, có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho các gia đình, bên cạnh các món thịt gia súc, gia cầm quen thuộc khác. Đây là loại thịt động vật có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, ít chất béo, nhiều chất đạm, vitamin nhóm B và kẽm. Những người có thể trạng yếu, thiếu máu… có thể sử dụng thịt dê sẽ góp phần nâng cao sức khỏe. Từ một số món đơn giản như nướng, tái chanh, lẩu… hiện nay, thịt dê là nguyên liệu để chế biến hàng chục món ngon khác nhau như sốt vang dê, cà ri dê, dê hấp lá tía tô… với hương vị hấp dẫn, đưa cơm.
 
Dù ngon và bổ nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người tiêu dùng nên sử dụng thịt dê chừng mực vì lượng đạm trong loại thịt này cao. Ngoài ra, người bị viêm gan, huyết áp cao, đau bụng, đi ngoài, sốt… nên hạn chế thưởng thức vì thịt dê có thể là tác nhân làm tăng thêm tình trạng viêm trong cơ thể.    
 
Việt Bách

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.