Jica hỗ trợ phục hồi đường cống thoát nước bằng công nghệ không đào hở tại TP.HCM

Chia sẻ

JICA vừa ký kết Hiệp định Viện trợ không hoàn lại “Dự án Cải tạo phục hồi Đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP.HCM”.

Ngày 21/2, ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam và ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Viện trợ không hoàn lại của “Dự án Cải tạo phục hồi Đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP.HCM”.

Chứng kiến lễ ký kết có ông Umeda Kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, đại diện các sở, ban, ngành tại TP.HCM, đại diện JICA và các cơ quan có liên quan.

Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam (hàng trước, bên trái) và ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (hàng trước, bên phải) ký Hiệp định Viện trợ không hoàn lại.Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam (hàng trước, bên trái) và ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (hàng trước, bên phải) ký Hiệp định Viện trợ không hoàn lại. (Ảnh: JICA) 

Khoản viện trợ không hoàn lại, trị giá 1,882 tỷ yên đã được Chính phủ Nhật Bản cam kết vào năm 2018, sẽ được dùng để cải thiện năng lực thoát nước và năng lực chịu tải thông qua việc cải tạo và khôi phục các đường ống thoát nước cũ tại TP.HCM.

Công việc cải tạo và phục hồi đường ống thoát nước cũ sẽ được các công ty giàu kinh nghiệm Nhật Bản thực hiện trong 24 tháng dưới sự giám sát của công ty tư vấn Nhật Bản, và dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2023.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường đồng thời đáp ứng nhu cầu về cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường nước. Trong khi thành phố đang nỗ lực hết sức mình để xây dựng hệ thống thoát nước mới bao gồm các nhà máy xử lý nước thải và hệ thống đường ống để cải thiện môi trường nước, việc cải tạo phục hồi các đường ống thoát nước cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc là một thách thức lớn trong tình trạng giao thông đông đúc như hiện nay, đặc biệt tại các quận trung tâm như Quận 1 và Quận 3.

Trong năm 2015, JICA đã cung cấp một dự án hợp tác kỹ thuật do Sở Xây dựng thành phố Osaka và công ty Sekisui Chemical thực hiện nhằm thí điểm công nghệ không đào hở trong việc cải tạo phục hồi các đường ống đã xuống cấp ở nút giao Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh tại Quận 1.

Dự án thí điểm này đã chứng minh đây là phương pháp phù hợp để cải tạo phục hồi các đường ống thoát nước, thích hợp tại các quận có lưu lượng giao thông lớn tại TP Hồ Chí Minh mà không làm xáo trộn đời sống xã hội cũng như không làm hư hỏng mặt đường.

Ưu điểm của việc sử dụng công nghệ không đào hở trong dự án thí điểm, so với phương pháp đào hở truyền thống, đã thuyết phục UBND TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy dự án cải tạo phục hồi đường ống thoát nước tại các khu vực trung tâm với mật độ đông đúc ở Quận 1 và Quận 3.

Thành phố Osaka sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho dự án mới dựa trên hợp tác trong lĩnh vực nước thải sẵn có giữa TP. Hồ Chí Minh và TP. Osaka.

JICA bắt đầu hỗ trợ TP.HCM cải thiện hệ thống thoát nước thải từ năm 1999 thông qua việc xây dựng “Quy hoạch Tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020” (JICA, 1999). Dự án Cải thiện Môi trường nước tại lưu vực sông Tàu Hũ - Bến Nghé (giai đoạn 1) nằm trong Quy hoạch Tổng thể này đã được thực hiện.

Dự án này đã đưa vào hoạt động một nhà máy xử lý nước thải với công suất là 141.000 m3/ngày đêm, hệ thống cống bao thu gom nước thải và đường ống mới và cải thiện lưu lượng thoát nước tại kênh Tàu Hũ và Bến Nghé.

Giai đoạn 2 của dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2022 nhằm bổ sung thêm một nhà máy xử lý nước thải với công suất là 330.000m3/ngày đêm và mở rộng hệ thống cống bao thu gom nước thải và đường ống tại lưu vực kênh Đôi - Tẻ.

Trong giai đoạn 2 của dự án, công nghệ khoan kích ngầm đã và đang được áp dụng để xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến giao thông ở các khu vực đông đúc tại Quận 4, 5, 6, 8, và 10 trong thành phố.

Hồng Quân 

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.