Nữ trưởng thôn tận tụy, góp phần thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc Mường

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì có khoảng 300 hộ với trên 1200 nhân khẩu, trong số đó, 2/3 là người dân tộc Mường. Với gần 20 năm làm trưởng thôn, nữ Đảng viên Kiều Thị Hoạt đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao đời sống, thực hiện bình đẳng giới cho bà con nói chung, bà con dân tộc Mường nói riêng.

Năm 2003, bà Kiều Thị Hoạt được Nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn Cua Chu. Một trong  việc bà nghĩ tới đầu tiên là phải làm gì đó để giúp bà con, trong đó có bà con dân tộc thiêu số thoát nghèo. Bà đã cùng các cán bộ trong thôn tuyên truyền, thuyết phục bà con chuyển sang trồng cây 3 vụ. Sau khi tham dự các lớp tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây cho năng suất cao, bà và một số hộ gia đình cán bộ tiên phong thay đổi thói quen canh tác trước. Ngoài 2 vụ lúa, gia đình bà trồng thêm vụ ngô, đậu tương. Thu nhập từ vụ màu quả nhiên tốt hơn chỉ trồng cây lúa. Không chỉ trồng ngô, đậu… bà con còn tìm hiểu và đưa vào khai thác các giống cây mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ đó, trong những năm qua, nhiều hộ dân rất phấn khởi vì thu về 7-8 triệu đồng/sào, cao hơn rất nhiều lần trồng lúa.

Nữ trưởng thôn tận tụy, góp phần thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc Mường - ảnh 1
Bà Kiều Thị Hoạt (người ngồi giữa) cùng các cán bộ bàn bạc việc công

Khi hiệu quả kinh tế có thể đong đếm được, dần dà, các hộ dân bắt đầu tin và làm theo nữ trưởng thôn. Đến nay, ở thôn Cua Chu đã không còn cảnh ruộng đồng bỏ hoang.

Trước năm 2017, bà con người Mường canh tác trên những phần ruộng nhỏ lẻ, cao thấp lô nhô. Hộ nào may mắn có phần ruộng đầu bờ thì thuận tiện trong tưới tiêu, thu hoạch. Nhưng có hộ nhận phải phần ruộng xấu, khuất nẻo, đường thăm ruộng còn khó nói gì đến việc đưa máy cày, máy gặt vào. Bà Hoạt đã cùng các thành viên tiểu ban dồn điền đổi thửa hăng hái vận động nhân dân thực hiện chủ trương mới. Bà và tiểu ban tính toán, kẻ vẽ sơ đồ hệ thống kênh mương, đường nội đồng ngang dọc rồi thuyết trình trước người dân về diện mạo của những cánh đồng mẫu lớn sau dồn điền. Để đảm bảo công bằng, Ban dồn điền rũ rối đất rồi mời bà con bốc thăm ruộng. Bản thân bà Hoạt cũng nhờ bà con bốc thăm giúp phần ruộng của gia đình chứ không “cậy thế” để tự chia cho mình phần ruộng đẹp. Cuối cùng, mọi người đã được bà thuyết phục, đồng lòng ủng hộ chủ trương lớn của Nhà nước. Từ phần đất đóng góp của bà con, bà Hoạt đã dồn được 5.000m2 đất dôi dư để làm nhà văn hóa thôn, còn lại đóng góp vào quỹ đất tập thể.

Sau dồn điền đổi thửa thành công, bà Hoạt lại phối hợp cùng chính quyền, các ban, ngành liên quan hỗ trợ để người dân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Nữ trưởng thôn tận tụy, góp phần thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc Mường - ảnh 2
Dù tuổi không còn trẻ, bà Kiều Thị Hoạt vẫn hăng hái học tập nâng cao kiến thức

Thay vì phải đi xa, đi nhiều nơi, bà con chỉ việc đến nhà văn hóa thôn để tiểu ban hướng dẫn hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến thời điểm hiện tại 100% các hộ sau dồn diền đổi thửa đều được cấp bìa chứng nhận quyền sử dụng đất, trên 80 % các hộ dân được cấp giấy chứng nhận đất thổ cư, bà con nhân dân rất vui mừng phấn khởi chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đất theo đúng quy định Nhà nước. Bà cũng động viên các gia đình có nguyện vọng làm thủ tục cho, tặng đất các con, sau đó chính quyền thực hiện chia tách thửa để mỗi người con đều được xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Đặc biệt, bà động viện các gia đình chia đất đều cho con trai, con gái, thực hiện bình đẳng giới, để phụ nữ cũng được đảm bảo quyền lợi của mình công bằng như nam giới trong gia đình.

Bà Hoạt cũng có nhiều đóng góp trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Bà Hoạt đã đứng ra thành lập đội cồng chiêng để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, thành lập hai đội bóng chuyền hơi dành cho bà con dân tộc. Bà còn cùng các ban, ngành vận động xã hội hóa, kêu gọi bà con người góp tiền, người góp công xây dựng 3 sân chơi thể thao rộng rãi, sân được đổ bê tông khang trang. Từ đó, mỗi ngày, sau những giờ mưu sinh vất vả, bà con người Kinh và Mường, cả nam và nữ lại cùng nhau ra sân chơi bóng chuyền hơi, chẳng có bất kỳ sự phân biệt, khoảng cách giới nào.

Không những vậy, bà Hoạt cũng thành công trong vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa mới, văn minh trong việc cưới, việc tang. Trước đây, người mất đi được người thân lưu giữ lâu trong nhà, sau đó chôn rải rác khắp đồng. Nay, người mất đều quy tụ về  nghĩa trang thôn. Với đám hỉ, các thủ tục ăn hỏi, cưới xin đều được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm, không rườm rà, rềnh rang trong nhiều ngày như trước.  Khi người dân ý thức được về nếp sống văn hóa mới, thì tỷ lệ trẻ em gái dừng học lấy chồng sớm cũng giảm dần. Hiện nay, đa phần các hộ gia đình ở Cua Chua đều cho con em học tới cấp 3. Đáng nói hơn, Cua Chu đã có hơn 10 người học đại học, trong đó đa số là con em người dân tộc Mường. Nhiều bạn trẻ ra trường, trở thành công an, bộ độ biên phòng.

Bà cũng động viên, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con, trong đó có bà con dân tộc Mường về bình đẳng giới, động viên nam giới tham gia chia sẻ việc nhà với phụ nữ, cả hai giới cùng chung tay xây dựng tổ ấm; nam giới tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội phát triển, vươn lên, khẳng định vị trí trong gia đình và xã hội.

Giống như nhiều chị em trong thôn, khi mới làm trưởng thôn, bà Hoạt cũng chỉ học tới lớp 9. ở tuổi 44, bà đã quyết định vừa làm trưởng thôn, vừa đi học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp THPT. Bằng cách đó bà vừa có thêm kiến thức để phục vụ công việc, vừa thực hiện nêu gương trước bà con. Bà đã chứng minh thấy, phụ nữ đều có thể làm được mọi việc như nam giới. Không những vậy, phụ nữ còn làm tốt nhiều vai trò ngoài xã hội, điển hình như bà, đã có hàng chục năm làm Trưởng thôn. Nhiều nam giới rất tôn trọng, hỗ trợ bà hoàn thành tốt vai trò của mình. 

Đến nay, tại Cua Chua đã thay đổi từng ngày giàu đẹp, trong đó có đóng góp của nữ trưởng thôn Kiều Thị Hoạt.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.