Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân

NGỌC DUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em", ngành y tế tỉnh Cao Bằng đã tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) vùng đồng bào DTTS.

Sở Y tế tỉnh Cao Bằng  phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện củng cố mạng lưới y tế cấp xã nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại vùng đồng bào DTTS. 
Phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động không để xảy ra TH&HNCHT; tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt nhóm cung cấp thông tin, kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, nguy cơ, hậu quả của TH&HNCHT; tuyên truyền về kỹ năng chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; đưa nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong đó có cam kết không TH&HNCHT vào hương ước xóm, tổ dân phố tiêu chuẩn gia đình văn hóa... Lồng ghép nội dung giảm thiểu TH&HNCHT vào trong quá trình tư vấn và khám sức khỏe nhân dân… 

Thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân - ảnh 1
Sở Y tế Cao Bằng phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông, ngoại khóa, lồng ghép về công tác dân số, chăm sóc SKSS, TH&HNCHT tại các trường THCS, THPT với nội dung phong phú bằng nhiều hình thức: rung chuông vàng, tiểu phẩm, sân khấu hóa…; cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh lý và tâm lý tuổi học sinh; các biện pháp tránh thai; những nguy cơ có thể gặp khi mang thai, sinh đẻ và phá thai ở tuổi vị thành niên; tác hại và ảnh hưởng của việc tảo hôn; những ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống…; trao đổi, chia sẻ những thắc mắc về vấn đề tâm sinh lý; chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên…
Từ năm 2021 - 2023, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với Bộ đội Biên phòng và Đoàn Thanh niên 3 xã vùng III của huyện Nguyên Bình (Ca Thành, Phan Thanh, Mai Long) tổ chức 9 cuộc nói chuyện chuyên đề về chính sách dân số giai đoạn hiện nay, quy định sinh 2 con, về hệ lụy của TH&HNCHT với chất lượng giống nòi… cho hơn 500 đoàn viên, thanh niên. Phối hợp với 9 trường phổ thông dân tộc nội trú các huyện tổ chức nói chuyện chuyên đề cho 2.358 học sinh, giáo viên. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc SKSS, tình trạng TH&HNCHT cho 4.380 trẻ vị thành niên là học sinh khối 8, 9 tại 54 trường THCS các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng, Thạch An, Quảng Hòa, Trùng Khánh. Thông qua các cuộc truyền thông, học sinh được thông tin về các vấn đề, hậu quả liên quan đến TH&HNCHT, giải thích các thắc mắc và trang bị kiến thức cơ bản cần thiết. Qua đó, nâng cao nhận thức về giới tính học đường, SKSS vị thành niên và giáo dục thanh, thiếu niên tôn trọng, chấp hành pháp luật.
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với trường THCS các huyện: Bảo Lạc, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hạ Lang tổ chức 20 cuộc nói chuyên chuyên đề cung cấp những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý và tâm lý tuổi học sinh; các biện pháp tránh thai; những nguy cơ có thể gặp khi mang thai, sinh đẻ và phá thai ở tuổi vị thành niên; tác hại và ảnh hưởng của việc TH&HNCHT…
Cùng với công tác tuyên truyền, ngành y tế cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa TH&HNCHT, xây dựng, triển khai, nhân rộng mới mô hình điểm đối với địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ hoặc nguy cơ TH&HNCHT cao; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện đề án. Xây dựng các mô hình điểm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. 

Nhờ đẩy mạnh công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép, đa dạng các biện pháp truyền thông về chăm sóc SKSS, TH&HNCHT có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế tiếp tục phối hợp thực hiện thí điểm các mô hình và nhân rộng cho các năm sau; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình, TH&HNCHT, những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục SKSS vị thành niên, nâng cao chất lượng dân số và phòng, chống TH&HNCHT…


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.