Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phấn đấu mỗi xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh hõo trợ đồng bào DTTS;

Theo Kế hoạch 202/KH-UBND nhằm triển khai nội dung về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2023 - 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu mỗi xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; 01 mô hình được hỗ trợ phải tạo được việc làm, có hợp đồng thu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn; mỗi xã vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 01 sản phẩm được đưa lên sàn kinh tế hợp tác.

 

Mục tiêu của Chương trình là thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh theo hướng phát huy giá trị văn hóa, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS&MN so với mức bình quân chung toàn tỉnh và cả nước mà Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đề ra.

Thừa Thiên Huế: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc - ảnh 1
Tỉnh Thừa Thiên Huế thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN thông qua các hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề

Đồng thời, 100% lãnh đạo và cán bộ thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ chủ chốt các xã đặc biệt khó khăn  vùng đồng bào DTTS&MN, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được tập huấn, trang bị kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Cùng với đó, 100% hợp tác xã, tổ chức kinh tế, hoạt động, sự kiện kinh tế vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh được tập huấn, hội nghị, hội thảo, hỗ trợ để mở rộng, phát triển theo quy định của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN; tham gia các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN thông qua các hoạt động triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hội chợ, điểm giới thiệu sản phẩm.

Hỗ trợ, xây dựng mô hình chăn nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương; Kỹ thuật chăn nuôi bò bản địa sinh sản; Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với điều kiện địa phương; Quy trình đưa sản phẩm nông nghiệp của đồng bào DTTS lên sàn thương mại điện tử.

Tập huấn các kiến thức cơ bản về kinh doanh, kỹ năng cơ bản về khởi sự doanh nghiệp, lựa chọn cơ hội kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, những vấn đề thường gặp trong kinh doanh, vốn trong kinh doanh, kế toán trong kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh; Khởi sự kinh doanh gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; Khởi sự kinh doanh gắn với nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sở, kiểm nghiệm và công bố tiêu chuẩn cơ sở; Khởi sự kinh doanh gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; Khởi sự kinh doanh gắn với điều kiện lưu hành cho sản phẩm mới, sản phẩm khởi nghiệp...

Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong thanh niên nông thôn, phát triển các sản phẩm có tiềm năng thương mại, xây dựng mô hình dược liệu quý, phổ biến mô hình khởi nghiệp, kinh doanh mới ...

Tổ chức chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và Thanh niên khởi nghiệp; tổ chức các sự kiện giao lưu, kết nối các câu lạc bộ khởi nghiệp; tổ chức khóa tập huấn về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho thanh niên. Cùng với đó, tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.